Giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho cán bộ, đảng viên là một nhân tố quan trọng quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức hồ chí minh cho cán bộ, đảng viên huyện vĩnh hưng, tỉnh long an hiện nay (Trang 45 - 49)

nhân tố quan trọng quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam

Ngay từ khi thành lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh - người sáng lập và rèn luyện Đảng ta - luôn đặc biệt coi trọng đạo đức cách mạng của đội ngũ cán bộ, đảng viên. Theo Người, để làm tròn sứ mệnh của mình, Đảng không chỉ có lý luận tiên phong dẫn đường, là chủ nghĩa Mác – Lê-nin, mà Đảng còn phải tiêu biểu cho đạo đức và văn hóa. Đạo đức cách mạng là nền tảng, gốc rễ làm cho bản chất Đảng được giữ vững và phát huy, quyền lực không bị biến dạng và tha hóa, nhân cách đảng viên không bị suy thoái, hư hỏng; bảo đảm cho Đảng làm tròn sứ mệnh của đội tiền phong chiến đấu của giai cấp công nhân, của dân tộc và của nhân dân lao động. Thực tiễn cách mạng của Đảng và của dân tộc hơn tám thập kỷ qua, nhất là trong công cuộc đổi mới đã cho thấy, đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên có vai trò quan trọng và tác dụng to lớn đối với sự phát triển của đất nước và sự trưởng thành của Đảng. Vì vậy, trong suốt tiến trình cách mạng, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn chăm lo giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng của đội ngũ cán bộ, đảng viên, xây dựng Đảng thực sự trong sạch, vững mạnh, xứng đáng là người lãnh đạo, người đầy tớ tận tụy và trung thành của nhân dân.

Song, đất nước ta đang trong thời kỳ quá độ, dưới tác động của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nhất là mặt trái của nó đối với đạo đức, nhân cách cán bộ, đảng viên thể hiện ở nhiều khía cạnh, đó là: bản thân nó luôn tạo môi trường "thuận lợi" cho việc nảy sinh và phát triển chủ nghĩa cá nhân, nếu như chúng ta thiếu chủ trương, biện pháp kìm hãm mặt tiêu cực của nó. Do khát vọng mong muốn làm giàu bằng mọi cách, tâm lý chạy theo, sùng bái đồng tiền, lấy đồng tiền làm thang giá trị cao nhất để đánh giá, xem xét mọi việc, vì thế, họ bất chấp pháp luật, coi nhẹ lương tâm, coi thường đạo lý.v.v... Lối sống này trái với bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa và truyền

thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc ta. Đó là các biểu hiện mà Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương 4 (khóa XII) đã chỉ ra, nổi lên là:

1. Biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, phai nhạt lý tưởng, niềm tin với Đảng, chế độ xã hội chủ nghĩa cũng như chủ nghĩa Mác – Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh.

2. Sự “trỗi dậy” của chủ nghĩa cá nhân, lối sống vị kỷ, vụ lợi, chạy theo các giá trị vật chất, xem thường các giá trị tinh thần; chỉ lo vun vén cho cá nhân, mà thờ ơ, lảng tránh trách nhiệm với Đảng, với Tổ quốc, với nhân dân. Những cán bộ, đảng viên mang những biểu hiện này, với họ, sinh hoạt Đảng chỉ còn là phương tiện để giữ lấy “đảng tịch” (danh nghĩa đảng viên) và tồn tại trong Đảng để mưu lợi, cầu danh, đoạt vị chứ không phải “sống” vì Đảng, vì dân, không còn gì là thiêng liêng, là lẽ sống và niềm tin nữa.

3. Tính trung thực (cả trong tư tưởng, chính trị và đạo đức) bị suy giảm nghiêm trọng, thậm chí có thể nói: bị bào mòn. Nói không đi đôi với làm. Nói những lời tốt đẹp nhưng sống và hành động lại xa lạ với những gì đã nói. Đó là hiện thân của thói đạo đức giả và thường được che đậy tinh vi, kín đáo. Điều đáng lo ngại nhất là tình trạng này dẫn tới những “giả chính trị”, “giả khoa học”, “giả đạo đức”, cũng là “một thứ giả nhân cách”. Nếu những thói hư, tật xấu này không bị vạch trần, lên án, thì những cái giả, thứ giả nêu trên, với mọi biểu hiện tinh vi của nó sẽ lộng hành, thao túng. Hậu quả là dẫn tới đảo lộn các giá trị, làm gay gắt thêm tình trạng suy đồi, làm suy yếu tổ chức, làm mất tín nhiệm của tư tưởng và làm băng hoại phẩm giá, nhân cách.

4. Kèn cựa địa vị, tranh chức tranh quyền, bằng mọi thủ đoạn để chạy chọt các mối quan hệ, tìm kiếm những liên kết lợi ích nhóm bất chính “lợi mình hại người”, dùng tiền bạc do tham nhũng mà có để mua chức, mua danh, bất chấp cả liêm sỉ, đạo lý. Loại người này sống và hành xử theo một triết lý đáng phẫn nộ: “Cái gì cũng mua được bằng tiền”, “cái gì không mua được bằng tiền

thì sẽ mua được bằng rất nhiều tiền”. Họ chẳng những là những kẻ không có đạo đức mà còn phá hủy đạo đức trong Đảng.

5. Nạn tham nhũng tồn tại kéo dài, ngày càng diễn biến phức tạp và tinh vi, gây nên sự nhức nhối về đạo đức trong Đảng, sự phản cảm lớn nhất đối với nhân dân và xã hội, v.v…

Mảng tối phản diện này, nếu không được ngăn chặn và đẩy lùi nó, sẽ lấn át cả mảng sáng trong đời sống đạo đức của Đảng. Vì vậy, phải đặt xây dựng chỉnh đốn Đảng về đạo đức lên hàng đầu, nếu không, việc xây dựng Đảng về tư tưởng, chính trị, tổ chức chẳng những không thực hiện được, mà sức chiến đấu, năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng cũng sẽ bị ảnh hưởng và yếu đi nghiêm trọng. “…Tâm trạng xã hội và ý nguyện của nhân dân lúc này là thiết tha mong muốn, cũng đồng thời nghiêm khắc đòi hỏi, Đảng phải trong sạch, vững mạnh bắt đầu từ đạo đức. Cán bộ, đảng viên phải chứng tỏ trên thực tế, bằng việc làm, bằng ứng xử và hành xử là những người có đạo đức”. [23, tr.2]

Tư tưởng Hồ Chí Minh, là hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt nam. Một trong những nét đặc sắc nổi bật trong tư tưởng của Người là vấn đề đạo đức của người cách mạng. Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ luôn nhắc nhở cán bộ, đảng viên phải quan tâm rèn luyện đạo đức cách mạng mà chính bản thân Người còn là tấm gương trong sáng tuyệt vời về đạo đức cách mạng.

Xác định được tầm quan trọng của vấn đề đạo đức, trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn là tấm gương mẫu mực, thực hiện triệt để nhất những phẩm đạo đức cách mạng. Thực tế những năm gần đây, sự xuống cấp nghiêm trọng về đạo đức của một bộ phận cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân, đang làm băng hoại nền đạo đức xã hội, băng hoại truyền thống nhân văn của dân tộc. Có thể nói,đây là những thách thức lớn nhất của công cuộc đổi mới đất nước, là nguy cơ đe doạ sự sống còn của chế độ ta, làm mất thanh danh uy tín của Đảng, Nhà nước, làm xói mòn lòng tin của dân chúng vào Đảng, vào chế độ.

Trong thời gian tới, để khắc phục tình trạng trên và để xây dựng Đảng ta thật sự trong sạch, vững mạnh, thật sự “là đạo đức, là văn minh” và để cuộc vận động “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” đạt chất lượng. Mỗi cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân không ngừng học tập, tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, quyết tâm thực hiện những nguyên tắc về đạo đức mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức hồ chí minh cho cán bộ, đảng viên huyện vĩnh hưng, tỉnh long an hiện nay (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w