Cao ý thức tự giác học tập và rèn luyện đạo đức Hồ Chí Minh của cán bộ, đảng viên nhất là của cán bộ chủ chốt, người đứng đầu các cấp

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức hồ chí minh cho cán bộ, đảng viên huyện vĩnh hưng, tỉnh long an hiện nay (Trang 81 - 83)

của cán bộ, đảng viên nhất là của cán bộ chủ chốt, người đứng đầu các cấp

Mỗi cán bộ, đảng viên của Đảng nhất là của cán bộ chủ chốt, người đứng đầu các cấp phải quán triệt sâu sắc Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn và đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; tạo sự thống nhất cao trong nhận thức về tính chất nguy hại của tình trạng suy thoái, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong đội ngũ cán bộ, đảng viên. “Tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” có nguyên nhân bắt đầu từ sự tha hóa quyền lực, dẫn đến dao động về lý tưởng, bản lĩnh chính trị, kéo theo sự suy thoái về đạo đức, lối sống. Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về xây dựng, chỉnh đốn Đảng đã chỉ rõ 9 biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị; 9 biểu hiện về suy thoái đạo đức, lối sống; 9 biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Sự phân loại các biểu hiện trên chỉ là tương đối, bởi lẽ giữa các biểu hiện đó có sự tương tác lẫn nhau, chỉ cần một biểu hiện của sự suy thoái

về tư tưởng chính trị nếu không được ngăn chặn, đẩy lùi sẽ dẫn đến hàng loạt các biểu hiện suy thoái khác về đạo đức, lối sống, dẫn đến “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Do vậy, mỗi cấp ủy, tổ chức cơ sở đảng, mọi cấp, mọi ngành, mọi cán bộ, đảng viên cần nhận thức đầy đủ, đề cao trách nhiệm trong nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng. Cần phải “Siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong Đảng, thực hiện nghiêm các nguyên tắc tổ chức của Đảng; cán bộ vi phạm phải có hình thức xử lý kịp thời, chính xác, bảo đảm công khai, minh bạch, công bằng...; đồng thời, tiến hành rà soát, sàng lọc và đưa ngay những người không còn đủ tư cách đảng viên ra khỏi Đảng. [33, tr.45]

Tuyệt đối thực hiện theo Quy định số 101-QĐ/TW, ngày 7/6/2012 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XI “về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp” yêu cầu: “Mỗi cán bộ, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam phải tích cực học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Cán bộ có chức vụ càng cao càng phải gương mẫu”. Trách nhiệm gương mẫu, tự giác đi đầu thể hiện từ trong tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tự phê bình và phê bình; đến trong quan hệ với nhân dân, trách nhiệm trong công tác, ý thức tổ chức kỷ luật, đoàn kết nội bộ.

Gắn với hành động, nói đi đôi với làm, nói thẳng, nói thật. Nói đi đôi với làm, nói thẳng, nói thật là biểu hiện của sự gương mẫu, trung thực, trong sáng của cán bộ, đảng viên, công chức nhất là của cán bộ chủ chốt, người đứng đầu các cấp, nêu gương trước nhân dân, bởi lẽ, “một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền”. Khẩu hiệu “đảng viên đi trước, làng nước theo sau” là sự khái quát sâu sắc vị thế tiên phong, nhiệm vụ vinh quang, niềm cảm mến và sự tin tưởng của nhân dân đối với mỗi đảng viên của Đảng. Vượt qua “cái khó” giới hạn của việc nói và làm, mỗi cán bộ, đảng viên hãy nói và làm đúng với quan điểm của Đảng, ý chí và nguyện vọng của nhân dân. Tư

duy và hành động của mỗi cán bộ, đảng viên phải thẩm thấu mục tiêu, lý tưởng của Đảng, lợi ích chân chính của nhân dân; phải nhận thức sâu sắc rằng, vào Đảng không phải “để làm quan, phát tài”. Đảng vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ trung thành của nhân dân. Trong tình hình hiện nay, mỗi cán bộ, đảng viên phải kiên quyết đấu tranh, phòng ngừa các biểu hiện: Nói và viết không đúng với quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; nói nhiều làm ít; nói một đằng, làm một nẻo; nói trong hội nghị khác, nói ngoài hội nghị khác; nói và làm không nhất quán giữa khi đương chức với lúc về nghỉ hưu. Nói đi đôi với làm; nói thẳng, nói thật, đánh giá đúng sự thật, cũng đồng thời là không chấp nhận bệnh “thành tích”, háo danh, phô trương, che giấu khuyết điểm, thổi phồng thành tích… Nguyên tắc tự phê bình và phê bình trong sinh hoạt đảng đã được quy định rõ, nhưng đây đó vẫn bị vi phạm, thậm chí trở thành hình thức trong hành xử của một bộ phận cán bộ, đảng viên. Hệ lụy của việc không dám nói thẳng, nói thật được biểu hiện: Trong tự phê bình thì “giấu giếm, không dám nhận khuyết điểm; khi có khuyết điểm thì thiếu thành khẩn, không tự giác nhận kỷ luật”.[33, tr.45]

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức hồ chí minh cho cán bộ, đảng viên huyện vĩnh hưng, tỉnh long an hiện nay (Trang 81 - 83)