bộ, đảng viên
1.2.3.1. Tuyên truyền miệng
Tuyên truyền miệng có vai trò quan trọng trong việc truyền bá phổ biến chủ nghĩa Mác- Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật cuả nhà nước thành hệ tư tưởng chi phối trong đời sống xã hội. Thông qua công tác tuyên truyền miệng sẽ giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho cán bộ, đảng viên, giúp nâng cao bản lĩnh chính trị của đảng viên, góp phần đắc lực vào cuộc đấu tranh tư tưởng chính trị của Đảng, đấu tranh chống âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch đối với cách mạng nước ta, nhằm bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ, giữ vững an ninh chính trị và an toàn xã hội.
1.2.3.2. Vai trò nêu gương
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Trước mặt quần chúng, không phải ta cứ viết lên trán chữ “cộng sản” mà ta được họ yêu mến. Quần chúng chỉ quý mến những người có tư cách, đạo đức. Muốn hướng dẫn nhân dân, mình phải làm mực thước cho người ta bắt chước. Đồng chí ta nhiều người đã làm được nhưng vẫn còn những người hủ hóa. Đảng có trách nhiệm gột rửa
cho những đồng chí đó. Hô hào dân tiết kiệm, mình phải tiết kiệm trước đã. Đồng chí ta phải học lấy bốn đức cách mạng: Cần, kiệm, liêm, chính. Muốn làm cách mạng, phải cải cách tính nết mình trước tiên”.[ 48, tr.552]
Trong các cuộc kháng chiến chống xâm lược giành độc lập tự do, thống nhất đất nước, những tấm gương cộng sản kiên trung, mẫu mực đã trở thành hình mẫu cao đẹp lôi cuốn nhân dân. Sở dĩ Đảng sống trong lòng dân tộc, là vì đội ngũ những đảng viên của Đảng luôn là những tấm gương cao đẹp luôn đặt lợi ích của Đảng, của Tổ quốc, của Nhân dân lên trên hết. Trong công cuộc xây dựng đất nước, cũng đã có nhiều đảng viên tiên phong, gương mẫu trên mọi lĩnh vực: chính trị tư tưởng, gương đạo đức lối sống, có trách nhiệm cao trong thực hiện nhiệm vụ chức trách được giao, góp phần vào thành quả chung của đất nước.
Song, còn đó tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, tệ quan liêu, tham nhũng lãng phí nghiêm trọng đã làm giảm sút uy tín của Đảng trước nhân dân. Vì vậy, Bộ Chính trị đã ban hành chỉ thị 06-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa X) cuộc vận động “Học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đến việc “Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” theo Chỉ thị 03-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa XI) đã đem lại những kết quả tích cực. Quy định số 55-QĐ/TW “Nghiêm cấm việc lợi dụng tổ chức giao lưu, liên hoan, gặp mặt, chúc mừng trước, trong và sau mỗi kỳ đại hội, hội nghị, Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI, một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu chính là làm trong sạch đội ngũ đảng viên của Đảng. Đã tạo chuyển biến mạnh mẽ và sâu rộng về ý thức tu dưỡng, rèn luyện, nâng cao đạo đức cách mạng và đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong phần lớn cán bộ, đảng viên, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của mỗi tổ
chức Đảng; củng cố niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng.
1.2.3.4. Sinh hoạt Đảng, phát huy tính phê và tự phê bình
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, tự phê bình và phê bình là quy luật phát triển của Đảng; là một nguyên tắc, nội dung sinh hoạt chi bộ; là vũ khí sắc bén để xây dựng chi bộ luôn trong sạch, vững mạnh. Thực hiện tự phê bình và phê bình thông qua sinh hoạt chi bộ hằng tháng là một giải pháp quan trọng để nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, sửa đổi lối làm việc, lối sống, nếp sống, ý thức tổ chức, kỷ luật của mỗi cán bộ, đảng viên.
Để nâng cao chất lượng tự phê bình và phê bình trong sinh hoạt chi bộ, trước hết cần quán triệt sâu sắc Tư tưởng Hồ Chí Minh về tự phê bình và
phê bình với những nội dung cơ bản sau: Tự phê bình và phê bình nhằm mục
đích giúp nhau cùng tiến bộ, nên động cơ phải đúng đắn, trong sáng, dựa trên “tình đồng chí thương yêu lẫn nhau”. Khi phê bình người khác không được áp đặt, xoi mói mang tính “bới lông, tìm vết”, “hạ bệ" lẫn nhau; phê bình việc chứ không phê bình người, tránh công kích cá nhân, trả thù. Thực hành tự phê bình và phê bình phải dân chủ, không mệnh lệnh, áp đặt. Phải có thái độ kiên quyết, “ráo riết, triệt để”, đúng mức, không nể nang, thêm bớt, hời hợt, quanh co, chiếu lệ, sai đúng rõ ràng. Nhờ đó, giúp cho người có khuyết điểm sửa chữa, người khác thấy đó mà phòng, tránh gặp khuyết điểm tương tự.
Tự phê bình và phê bình muốn hiệu quả tốt cần có phương pháp tốt, phải được tiến hành trong tổ chức, phê bình đúng lúc, trong hoàn cảnh thích hợp, không phải gặp đâu nói đó. Người đứng đầu, người chủ trì sinh hoạt chi bộ phải rất công minh, tạo được chỗ dựa tin cậy, khơi dậy được không khí dân chủ, thẳng thắn để ai cũng có thể nói rõ chính kiến của mình, không phải “thậm thà, thậm thụt”, cũng không “việc bé xé ra to”. Phải có thái độ chân tình, cởi mở; nói
đúng ưu điểm và khuyết điểm; biết lắng nghe và chờ đợi đồng chí tiếp thu, tránh cho người bị phê bình nản chí, chán ghét…