2.1.1.1.Điều kiện tự nhiên
Huyện Vĩnh Hưng có quyết định được thành lập là ngày 28/3/2008 , theo quyết định của nhà nước ta, phần đất phía Tây bắc của tỉnh Long An thuộc huyện Mộc Hoá được cắt ra thành lập huyện mới tên là Vĩnh Hưng.
Bản đồ 2.1. Bản đồ địa giới Hành chính huyện Vĩnh Hưng, tỉnh Long An
Toàn huyện Vĩnh Hưng, có 10 đơn vị hành chính gồm có 9 xã và 1 thị trấn, tổng dân số 51,827 nhân khẩu, tổng diện tích tự nhiên của toàn huyện là 38.473 ha. Về mặt vị trí huyện Vĩnh Hưng là một huyện thuộc huyện nằm ở vùng sâu của Đồng Tháp Mười, hàng năm chịu ảnh hưởng nặng nề của lũ lụt,
kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp - lâm nghiệp, mà hàng đầu là sản xuất lúa hàng hoá.
2.1.1.2. Tình hình kinh tế
Trong điều kiện đặc thù thiên nhiên, Vĩnh Hưng nằm ở vùng sâu của Đồng Tháp Mười, hàng năm chịu ảnh hưởng nặng nề của lũ lụt. Vĩnh Hưng có đường biên giới giáp với Campuchia dài 45,62 km thuận lợi cho việc phát triển thương mại với 3 cửa khẩu: Long Khốt xã Thái Bình Trung, Vàm Đồn xã Hưng Điền A và Cả Trốt xã Khánh Hưng. Do điều kiện thổ nhưỡng và địa hình, Vĩnh Hưng chia thành 2 vùng sản xuất lúa.
- Vùng cao biên giới gồm 5 xã: Tuyên Bình, Thái Bình Trung, Thái Trị, Hưng Điền A, Khánh Hưng. Hiện nay vùng này tập trung sản xuất lúa hai vụ và buôn bán với Campuchia. Trong 5 xã vùng cao thì ấp Gò Châu Mai (Khánh Hưng) và Bình Châu (Tuyên Bình) hoạt đông kinh tế mang nét nổi bật.
- Vùng sâu gồm 5 xã, thị trấn: Thị trấn Vĩnh Hưng, Vĩnh Trị, Vĩnh Bình, Vĩnh Thuận, Tuyên Bình Tây. Kinh tế chủ lực của vùng này là trồng các loại giống lúa có giá trị xuất khẩu cao.
Tốc độ gia tăng giá trị sản xuất các ngành bình quân giai đoạn 2010-2015 là 7,11%; trong đó, tốc độ tăng ngành nông - lâm - thủy sản ước đạt 3,67%, đạt 35% NQ; ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng cơ bản là 17%; ngành thương mại - dịch vụ là 11,66%. Tổng giá trị sản xuất các ngành chủ yếu là 3.917 tỷ đồng, đạt 122,8% NQ. Giá trị sản xuất của ngành có sự tăng trưởng ổn định tập trung chủ yếu trên lĩnh vực trồng trọt, trong đó cây lúa đóng vai trò chủ lực; diện tích, năng suất, sản lượng lương thực hằng năm đều đạt và vượt so với Nghị quyết huyện ủy.
Mục tiêu chung là xây dựng Vĩnh Hưng trở thành huyện có kinh tế phát triển, dân chủ công bằng, văn minh, đảm bảo vững chắc về an ninh quốc phòng,
gia tăng phát triển kinh tế - xã hội trên cơ sở chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý, từng bước công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
2.1.1.3. Văn hoá- xã hội
Chính những thành tựu của nền kinh tế đã tạo nền tảng cho sự phát triển lĩnh vực văn hóa xã hội của huyện. Huyện đã luôn giành sự quan tâm và đã đầu từ hơn 65 tỷ đồng để phát triển các hoạt động, nổi bật là sự nghiệp giáo dục được quan tâm, đầu tư xây dựng theo hướng hiện đại hóa, từng bước đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chuyên môn; y tế cơ sở với công tác khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân được chú trọng; về xây dựng đời sống văn hóa, các thiết chế văn hóa phục vụ đời sống tinh thần cho nhân dân trên địa bàn có bước phát triển.
Tính đến thời điểm hiện nay trên địa bàn huyện có 34 điểm trường học được xây dựng kiên cố, nằm tập trung ở các điểm đông dân cư, tập trung dân và cụm tuyến dân cư vượt lũ, phục vụ tốt cho nhu cầu học tập của học sinh, đã thu hút 100% trẻ em ra lớp đúng độ tuổi hàng năm. 100% trạm y tế đều có bác sỹ, phục vụ tốt việc khám chữa bệnh cho nhân dân 100% xã đạt chuẩn về y tế theo tiêu chí giai đoạn 2001-2010 và 2 xã Khánh Hưng, Thái Bình Trung đạt chuẩn quốc gia về y tế theo tiêu chí đến năm 2020…Toàn huyện hiện đã có 7/7 Trung tâm Văn hoá thể thao và Học tập cộng đồng ở các xã thị trấn, 90% xã – thị trấn văn hoá, môi trường văn hoá phát triển lành mạnh và đúng hướng theo tinh thần Nghị quyết của Đảng và công cuộc đổi mới của đất nước.