Những hạn chế và nguyên nhân trong giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho cán bộ, đảng viên huyện Vĩnh Hưng, tỉnh Long An

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức hồ chí minh cho cán bộ, đảng viên huyện vĩnh hưng, tỉnh long an hiện nay (Trang 68 - 70)

Minh cho cán bộ, đảng viên huyện Vĩnh Hưng, tỉnh Long An

2.2.2.1. Hạn chế

Còn không ít cán bộ, đảng viên nhận thức chưa đầy đủ, sâu sắc về ý nghĩa, tầm quan trọng, mục đích, yêu cầu của việc học tập đạo đức Hồ Chí Minh đặc biệt là Chỉ thị 03-CT/TW đối với công tác xây dựng Đảng. Do đó ở nhiều nơi, việc thực hiện giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho cán bộ, đảng viên, thực hiện Chỉ thị 03-CT/TWchưa trở thành việc làm thường xuyên, thành ý thức tự giác của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu; không ít nơi vẫn coi đây như một phong trào, một cuộc vận động.

- Trong công tác giáo dục đạo đức cách mạng cho đảng viên chưa huy động được sức mạnh tổng hợp các cấp các ngành các tổ chức cơ sở Đảng.

Trong công tác giáo dục còn xem nhẹ thực tiễn, nhất là xem nhẹ việc động viên, tạo điều kiện cho đảng viên tự giáo dục đạo đức cách mạng. Vai trò của công tác cán bộ và kiểm tra đối với công tác giáo dục đạo đức cách mạng cho đảng viên ở nhiều nơi còn mờ nhạt. Việc chấp hành các nguyên tắc lãnh đạo của Đảng, tự phê bình và phê bình, bình xét phân loại đảng viên, kiểm tra đảng viên chấp hành điều lệ Đảng… ở nhiều nơi tỏ ra gượng ép, thực hiện chiếu lệ, chất lượng, hiệu quả không cao. Công tác giáo dục quản lý đảng viên của chi bộ, cấp ủy còn nhiều yếu kém, nhiều sơ hở, chưa theo dõi quản lý đảng viên của chi bộ, cấp ủy còn nhiều yếu kém, chưa theo dõi quản lý chặt chẽ về tư tưởng. Việc đánh giá chất lượng, nhận xét phân loại đảng viên hang năm còn có hiện tượng không đúng thực chất, chạy theo thành tích.

- Nội dung hình thức giáo dục đạo đức được đổi mới nhưng còn chậm ở các tổ chức cơ sở Đảng.

Việc cụ thể hóa và tổ chức thực hiện các chuẩn mực đạo đức, đăng ký thực hiện một việc làm cụ thể theo tấm gương đạo đức của Bác còn hình thức, có ít mô hình phù hợp, thuyết phục, chưa thật sự chú trọng việc lựa chọn những mô hình hay, cách làm sáng tạo, hiệu quả để nhân rộng. Trách nhiệm nêu gương làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh của người đứng đầu, cán bộ chủ chốt, của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức chưa cao; nhiều nơi thực hiện chưa nghiêm túc, thậm chí có tình trạng cán bộ, đảng viên thiếu tu dưỡng, rèn luyện, không gương mẫu trong công tác và trong sinh hoạt, làm giảm sút niềm tin của Nhân dân đối với Đảng. Công tác kiểm tra, giám sát ở nhiều địa phương, đơn vị chưa thường xuyên, liên tục, thiếu tác dụng giáo dục.

2.2.2.2. Nguyên nhân

- Về khách quan: Cơ sở vật chất phục vụ cho công tác tuyên truyền ở một số nơi còn thiếu nên việc giáo dục đạo đức cũng như tuyên truyền học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh chưa đi vào chiều sâu; thành viên Bộ phận giúp việc thường xuyên thay đổi đơn vị công tác nên việc theo dõi, hướng dẫn thực hiện ở các ngành, đơn vị, đoàn thể, địa phương được phân công phụ trách chưa được thường xuyên liên tục

- Về chủ quan: Trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh, chỉ thị 03-CT/TW của Bộ Chính trị, một số cấp ủy, tổ chức đảng, địa phương, cơ quan, đơn vị chưa thật sự coi đây là công việc thường xuyên. Một số cán bộ, đảng viên chưa phát huy hết tinh thần trách nhiệm trong công việc cũng nhưng thực hiện nêu gương cho cán bộ và quần chúng noi theo.

Một số cấp ủy đảng ở cơ sở còn lúng túng, trông chờ ỷ lại cấp trên hướng dẫn, chưa có nhiều đổi mới sáng tạo trong việc giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh, nhất là phát hiện và biểu dương kịp thời những tập thể, cá nhân

điển hình trong học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác. Công tác kiểm điểm, nhắc nhở, xử lý đối với những tập thể, cá nhân không nghiêm túc trong việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh chưa thường xuyên.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức hồ chí minh cho cán bộ, đảng viên huyện vĩnh hưng, tỉnh long an hiện nay (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w