Chương 10: Chiến tranh, thịnh vượng và suy thoá
TÌNH TRẠNG BẤT ỔN SAU CHIẾN TRANH
Quá trình chuyển tiếp từ chiến tranh sang hòa bình thực sự là hỗn độn. Sự bùng nổ kinh tế sau chiến tranh diễn ra cùng với giá tiêu dùng leo thang. Các công đoàn lao động vốn không hề có cuộc đình công nào trong chiến tranh nay bắt đầu có những đòi hỏi quan trọng về việc làm. Mùa hè năm 1919, một số cuộc nổi loạn sắc tộc đã xuất hiện, phản ánh nỗi lo sợ đối với sự nổi lên của phong trào người da đen mới - tức là những người đã tham gia quân ngũ hoặc đã di cư lên phía Bắc để làm việc trong các ngành công nghiệp chiến tranh.
Những sự kiện này xảy ra đồng thời với mối lo ngại trên khắp nước Mỹ về một phong trào cách mạng quốc tế mới xảy ra. Năm 1917, người Bôn-sê-vích đã thâu tóm quyền lực ở nước Nga. Sau chiến tranh, họ đã thực hiện thành công các cuộc cách mạng ở Đức và Hungari. Đến năm 1919, dường như họ đã đến nước Mỹ. Noi theo những tấm gương Bôn-sê-vích, nhiều quân nhân Mỹ của Đảng Xã hội đã đứng ra thành lập Đảng Cộng sản ở nước Mỹ. Tháng 4/1919, cơ quan bưu điện đã ngăn chặn được hơn 40 trái bom gửi tới địa chỉ của các quan chức cao cấp. Nơi ở của Tổng Chưởng lý A. Mitchell Palmer tại Washington cũng bị đánh bom. Để trả đũa, Palmer đã cho phép các toán quân liên bang được phép thu thập hồ sơ về các phần tử cấp tiến nổi tiếng và trục xuất những phần tử không phải là công dân Mỹ. Những cuộc vây ráp này đã làm tổn thương nhiều nhân vật cấp tiến và được mô tả như những phát súng mở màn cho một cuộc thanh trừng.
Những lời cảnh báo ghê gớm của Palmer đã châm ngòi cho mối kinh sợ bọn Đỏ, nhưng nỗi lo sợ này cũng đã lắng xuống vào giữa những năm 1920. Ngay cả cuộc đánh bom Phố Wall vào tháng 9 cũng không làm mối lo ngại đó trở lại. Tuy nhiên, từ năm 1919 trở đi, một làn sóng đối đầu về quân sự đối với chủ nghĩa cộng sản cách mạng đã ngấm ngầm chảy trong cuộc sống của người dân nước Mỹ.