CUỘC CHIẾN TRANH VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Nuoc my lich su chinh tri va phat trien1 (Trang 132 - 133)

Chương 13: Những thập niên của sự thay đổi 1960-

CUỘC CHIẾN TRANH VIỆT NAM

Sự không hài lòng với Chương trình Xã hội vĩ đại lại càng trùng hợp với những thất vọng trong Chiến tranh Việt Nam. Hàng loạt các nhà lãnh đạo quyền lực ở miền Nam Việt Nam cũng tỏ ra chẳng hơn Diệm là bao trong việc vận động quần chúng. Các lực lượng Việt Cộng, được miền Bắc Việt Nam trợ lực, đã giành được ưu thế tại khu vực nông thôn.

Quyết tâm ngăn chặn những bước tiến của cộng sản ở miền Nam Việt Nam, Johnson đã biến cuộc chiến tranh ở Việt Nam trở thành cuộc chiến của chính ông. Sau khi lấy cớ một cuộc tấn công của hải quân Bắc Việt Nam vào hai tàu trục hạm của Mỹ, ngày 7/8/1964, Johnson đã thuyết phục được Quốc hội thông qua Nghị quyết Vịnh Bắc Bộ, cho phép Tổng thống thi hành tất cả các biện pháp cần thiết để đẩy lui bất kỳ một cuộc tấn công vũ trang nào chống lại các lực lượng quân sự của Hoa Kỳ và ngăn ngừa một cuộc xâm lược tiếp theo. Sau khi tái đắc cử tháng 11/1964, ông đã lao vào tiến hành chính sách leo thang chiến tranh ở Việt Nam. Từ 25.000 binh sỹ vào đầu năm 1965, con số binh lính - bao gồm cả lính tình nguyện và lính quân địch - đã tăng tới 500.000 người vào đầu năm 1968. Một chiến dịch ném bom ồ ạt đã tàn phá nặng nề cả hai miền Nam và Bắc Việt Nam. Sau khi chứng kiến những trận đánh rùng rợn được trình chiếu trên truyền hình với những bình luận đầy tính phê phán, người Mỹ bắt đầu phản đối việc nước Mỹ dính líu vào cuộc chiến tranh này. Một số người cho rằng cuộc chiến này là vô đạo

đức, một số khác thì tỏ ra hoang mang khi chiến dịch quân sự ồ ạt dường như không hiệu quả. Sự phản đối chiến tranh ngày càng rộng khắp trong dân chúng Mỹ, đặc biệt là trong tầng lớp thanh niên và sự bất mãn của dân chúng ngày càng tăng đã buộc Johnson phải bắt đầu tiến hành các cuộc đàm phán hòa bình.

CUỘC BẦU CỬ NĂM 1968

Năm 1968, nước Mỹ lâm vào tình trạng hỗn loạn do Chiến tranh Việt Nam và những cuộc nổi loạn ở thành thị phản ánh sự bất mãn của người Mỹ gốc Phi. Vào ngày 31/3/1968, Tổng thống tuyên bố không có ý định tranh cử cho nhiệm kỳ mới. Một tuần sau đó, Martin Luther King Jr. đã bị bắn chết tại Memphis, Tennessee. Em trai của John Kennedy, Robert, người đã tổ chức một cuộc diễu hành chống chiến tranh và là người được đề cử đại diện cho Đảng Dân chủ cũng bị ám sát sau đó vào tháng 6.

Tại Hội nghị quốc gia của Đảng Dân chủ tại Chicago, bang Illinois, những người phản đối chiến tranh đã đụng độ với cảnh sát trên đường phố. Phó Tổng thống Hubert Humphrey, người được bổ nhiệm là đại diện cho Đảng Dân chủ, đã từng là người hùng trong các chiến dịch đòi quyền tự do, nay lại bị coi là đồ đệ trung thành của Johnson. Phái đối lập da trắng chống lại việc thực thi quyền công dân vào thập niên 1960 và sự ra ứng cử của Đảng thứ ba của Thống đốc bang Alabama là George Wallace (người đã thắng cử ở bang quê hương ông và ở các bang Mississippi, Arkansas, Louisiana và Georgia), người đã cạnh tranh với ứng cử viên của Đảng Dân chủ. Richard Nixon thuộc Đảng Cộng hòa đã thắng cử sát nút với kế hoạch đưa Hoa Kỳ thoát khỏi cuộc chiến tranh và thiết lập lại luật pháp và trật tự trong nước Mỹ.

Một phần của tài liệu Nuoc my lich su chinh tri va phat trien1 (Trang 132 - 133)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(163 trang)
w