NỀN KINH TẾ MỸ TRONG THẬP KỶ

Một phần của tài liệu Nuoc my lich su chinh tri va phat trien1 (Trang 154)

Chương 15: Cây cầu bắc sang thế kỷ

NỀN KINH TẾ MỸ TRONG THẬP KỶ

Giữa những năm 1990, nước Mỹ đã bắt đầu hồi phục sau một cuộc suy thoái kinh tế ngắn ngủi nhưng trầm trọng đã xảy ra trong nhiệm kỳ tổng thống của Bush. Nước Mỹ đang bước vào một kỷ nguyên tăng trưởng thịnh vượng và bền vững, bất chấp sự suy giảm của các ngành công nghiệp truyền thống. Có thể động lực chủ yếu của sự tăng trưởng mới này là việc bùng nổ của máy tính cá nhân.

Gần 20 năm sau khi ra đời, máy tính cá nhân đã trở thành một vật dụng quen thuộc, không chỉ trong tất cả các văn phòng của mọi loại hình doanh nghiệp mà còn ở tất cả các gia đình Mỹ. Mạnh hơn là người ta có thể tưởng tượng ra vào hai thập niên trước đây, có khả năng lưu trữ một số lượng khổng lồ các loại dữ liệu và chỉ có giá thành ngang với một chiếc tủ lạnh tốt, máy tính cá nhân đã trở thành một thiết bị phổ biến tại tất cả các gia đình Mỹ. >> Visa hôn thê

Nhờ sử dụng các phần mềm được cài đặt sẵn, người ta có thể sử dụng máy tính cá nhân để ghi chép sổ sách kế toán, soạn thảo văn bản, hay dùng nó như một nơi lưu trữ các bản nhạc, các bức ảnh và đoạn video. Sự xuất hiện của Internet phát triển từ một mạng lưới dữ liệu quốc phòng trước đó bị đóng kín đã đem lại khả năng tiếp cận tất cả các loại thông tin, tạo ra các cơ hội mua sắm mới, và biến thư điện tử thành một phương thức giao tiếp phổ thông. Điện thoại di động được sử dụng rộng rãi cũng tạo ra một ngành công nghiệp mới khổng lồ phát triển cùng với máy tính cá nhân.

Giao tiếp ngay lập tức và khả năng xử lý dữ liệu trong chớp mắt đã giúp cho nhịp độ của nhiều lĩnh vực kinh doanh trở nên chóng vánh hơn, làm tăng năng suất và mở ra các cơ hội lợi nhuận mới. Các ngành công nghiệp non trẻ nhằm đáp ứng nhu cầu thiết bị mới này bỗng chốc đã trở thành những công ty có tài sản nhiều tỷ đô la, làm sản sinh ra một tầng lớp trung lưu mới đông đảo bao gồm các kỹ thuật viên phần mềm, các nhà quản lý và các nhà quảng cáo.

Động lực cuối cùng của tăng trưởng kinh tế là thời điểm một thiên niên kỷ mới đang đến. Yêu cầu phải cập nhật và nâng cấp các máy tính đã cũ, những thiết bị có thể sẽ không nhận dạng được năm 2000 do sự cố Y2K, đã khiến các khoản chi cho công nghệ dữ liệu lên đến mức kỷ lục.

Những xu thế phát triển này xảy ra trong nhiệm kỳ đầu tiên của Tổng thống Clinton. Vào cuối nhiệm kỳ thứ hai của ông, chúng trở thành một nguồn lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Khi ông mới được bầu làm tổng thống, tỷ lệ thất nghiệp là 7,4%. Khi ông bắt đầu tái tranh cử vào năm 1996, tỷ lệ thất nghiệp là 5,4%. Và khi các cử tri đi bỏ phiếu để chọn người kế nhiệm ông vào năm 2000 thì tỷ lệ thất nghiệp chỉ còn 3,9%. Tại nhiều nơi, vấn đề không nằm ở chỗ phải chăm sóc cho những người thất nghiệp, mà ở chỗ làm sao tuyển dụng được lao động.

Không chỉ Alan Greenspan, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang, quan sát thấy sự leo thang chóng mặt của thị trường chứng khoán với mối lo ngại và lời cảnh báo rằng thị trường này đang tăng trưởng một cách phi lý. Sự lạc quan của các nhà đầu tư, ở mức cao nhất kể từ những năm 1920, vẫn tiếp tục tăng lên vì họ tin rằng những chuẩn mực về xác định giá trị chứng khoán đang trở nên lỗi thời bởi một nền kinh tế mới với tiềm năng không giới hạn. Giai đoạn tốt đẹp này đang diễn biến nhanh chóng đến mức nguy hiểm, nhưng phần lớn người Mỹ vẫn thích hưởng thụ đà tăng trưởng kinh tế khi vẫn còn tăng trưởng hơn là chuẩn bị cho những rắc rối có thể xảy ra trong tương lai.

Một phần của tài liệu Nuoc my lich su chinh tri va phat trien1 (Trang 154)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(163 trang)
w