CHÍNH SÁCH NGĂN CHẶN

Một phần của tài liệu Nuoc my lich su chinh tri va phat trien1 (Trang 109 - 111)

Chương 12: Nước Mỹ sau chiến tranh

CHÍNH SÁCH NGĂN CHẶN

Chính sách ngăn chặn Liên Xô đã trở thành chính sách của Mỹ trong những năm hậu chiến tranh. George Kennan, quan chức cao nhất của Đại sứ quán Mỹ ở Matx- cơ -va đã xác nhận một quan điểm mới trong một bức điện dài gửi tới Bộ Ngoại giao Mỹ năm 1946. Sau khi trở về Mỹ, ông đã trình bày kỹ hơn những phân tích của mình trong một bài báo được đăng tải dưới chữ ký X trong tờ tạp chí có uy tín lớn Foreign Affairs. Chỉ ra cảm giác truyền thống của nước Nga về sự không an toàn, Kennan đã biện luận rằng Liên Xô sẽ không thay đổi lập trường của họ dù trong bất kỳ tình huống nào. Ông viết, Matx-cơ -va đã tin tưởng một cách cuồng tín rằng bắt tay với nước Mỹ sẽ không thể đem lại sự ổn định; họ muốn rằng sự hài hòa bên trong xã hội Mỹ sẽ bị phá vỡ. áp lực của Matx-cơ -va nhằm mở rộng quyền lực của mình buộc phải bị ngăn lại bằng một chính sách kiên quyết và cảnh giác nhằm ngăn chặn xu hướng bành trướng ảnh hưởng của Liên Xô... >> Visa du học Mỹ

Đầu tiên, Học thuyết về Chính sách Ngăn chặn được áp dụng ở vùng Đông Địa Trung Hải. Đầu năm 1946, Mỹ yêu cầu và buộc Liên Xô phải rút quân khỏi phía Bắc Iran, phần lãnh thổ mà Liên Xô đã chiếm đóng trong chiến tranh. Mùa hè năm đó, Mỹ đã tỏ rõ sự ủng hộ Thổ Nhĩ Kỳ chống lại những đòi hỏi của Liên Xô trong việc kiểm soát vùng eo biển giữa Biển Đen và Địa Trung Hải. Vào đầu năm 1947, chính sách của Mỹ kết tinh khi Anh thông báo với Hoa Kỳ rằng họ không còn khả năng tiếp tục ủng hộ Chính phủ Hy Lạp chống lại sự bành trướng mạnh mẽ của Cộng sản nữa.

Trong một bài diễn văn hùng hồn trước Quốc hội, Truman đã tuyên bố "Tôi tin rằng Hoa Kỳ phải có một chính sách ủng hộ các dân tộc tự do đang đấu tranh chống lại sự bành trướng từ các nhóm thiểu số có vũ trang hay từ những áp lực bên ngoài". Các nhà báo nhanh chóng gọi bài phát biểu này là Học thuyết Truman. Tổng thống đã yêu cầu Quốc hội cung cấp 400 triệu đô-la để viện trợ kinh tế và quân sự, chủ yếu cho Hy Lạp nhưng cũng dành cho cả Thổ Nhĩ Kỳ. Sau một cuộc tranh luận gay gắt giống như cuộc tranh luận đã từng nổ ra giữa phái ủng hộ tư tưởng biệt lập và phái ủng hộ tư tưởng can thiệp hồi trước Chiến tranh Thế giới Thứ hai, khoản tiền này đã được Quốc hội nhất trí thông qua.

Sau đó, những lời chỉ trích từ cánh hữu đã chỉ trích rằng, để thuyết phục người Mỹ ủng hộ chính sách ngăn chặn, Truman đã cường điệu hóa mối đe dọa của Liên Xô đối với Hoa Kỳ. Những lời tuyên bố của ông làm dấy lên một làn sóng cuồng loạn chống Cộng sản trên khắp nước Mỹ. Tuy nhiên, một số người khác thì cho rằng

quan điểm trên đã không tính đến sự phản đối dữ dội có thể sẽ nổ ra nếu Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ và các nước khác rơi vào quỹ đạo của Liên Xô mà không có sự phản đối nào từ phía Mỹ.

Chính sách ngăn chặn cũng kêu gọi những khoản viện trợ kinh tế khổng lồ nhằm hỗ trợ cho việc phục hồi các nước bị tàn phá sau chiến tranh ở Tây Âu. Vì rất nhiều quốc gia trong khu vực này không ổn định về kinh tế và chính trị, nên Hoa Kỳ lo sợ rằng các Đảng Cộng sản địa phương được Matx-cơ -va chỉ đạo sẽ lợi dụng chiến công chống quân Quốc XÃ của mình để giành quyền lực. “Người bệnh đang nguy cấp trong lúc các bác sỹ vẫn còn đang cân nhắc", Ngoại trưởng George C. Marshall đã nhận xét như vậy. Vào giữa năm 1947, Marshall đã đề nghị các nước châu Âu đang gặp khó khăn cần khởi thảo một chương trình không chống lại bất kỳ quốc gia nào hay bất kỳ học thuyết nào, mà chỉ chống lại nạn đói, sự nghèo khổ, nỗi tuyệt vọng và sự hỗn loạn.

Người Liên Xô đã tham gia vào cuộc họp trù bị đầu tiên, sau đó họ cũng đã rút lui và không chia sẻ các dữ liệu kinh tế, và đã chịu sự kiểm soát của phương Tây trong việc chi tiêu khoản viện trợ. Mười sáu quốc gia còn lại đã thảo ra một bản yêu cầu và cuối cùng, con số 17 tỷ đô-la cho giai đoạn bốn năm đã được đưa ra. Vào đầu năm 1948, Quốc hội Mỹ đã bỏ phiếu thông qua việc cấp kinh phí cho Kế hoạch Marshall, nhằm viện trợ phục hồi kinh tế cho các nước Tây Âu. Nhìn chung, đây là một trong số những sáng kiến chính sách ngoại giao thành công nhất của Mỹ trong lịch sử.

Nước Đức thời hậu chiến là một vấn đề đặc biệt. Nó bị chia thành các khu vực chiếm đóng của Mỹ, Liên Xô, Anh và Pháp với thủ đô cũ của Đức là Berlin (chính thành phố này cũng bị chia thành bốn khu vực), nằm gần trung tâm khu vực do Liên Xô chiếm đóng. Khi các cường quốc phương Tây công bố ý định của họ nhằm tạo ra một Nhà nước Liên bang Hợp nhất từ các khu vực do họ chiếm đóng thì Stalin đã có phản ứng. Vào ngày 24/6/1948, các đơn vị quân đội Liên Xô đã bao vây Berlin, cắt đứt tất cả các đường bộ và đường sắt từ phương Tây dẫn tới thành phố này.

Các nhà lãnh đạo Mỹ lo sợ rằng, việc mất Berlin có thể là khúc dạo đầu cho việc mất toàn bộ nước Đức và tiếp theo là toàn bộ châu Âu. Vì vậy, trong cuộc phô diễn bày tỏ quyết tâm của phương Tây, được biết dưới cái tên Cầu không vận Berlin, các lực lượng không quân Đồng minh đã chiếm lĩnh bầu trời để tiếp tế cho Berlin. Các máy bay Mỹ, Pháp và Anh đã cung cấp gần 2.250.000 tấn hàng hóa, bao gồm lương thực và than. Stalin đã chấm dứt bao vây thành Berlin sau 231 ngày với 277.264 chuyến bay của phương Tây.

Sau đó, sự thống trị của Liên Xô ở Đông Âu, và đặc biệt là cuộc đảo chính ở Tiệp Khắc đã báo động cho các nước phương Tây. Kết quả, do các nước Tây Âu khởi xướng, là một liên minh quân sự để bổ sung cho những cố gắng về kinh tế trong Chính sách Ngăn chặn. Nhà sử học người Na Uy Geir Lundestad đã mệnh danh liên minh đó là Vị Hoàng đế được mời đến. Vào năm 1949, Hoa Kỳ và 11 quốc gia khác đã thành lập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Nếu một quốc gia thành viên bị tấn công, thì phải coi đó là cuộc tấn công chống lại tất cả các quốc gia thành viên khác, và do đó, phải được đáp trả bằng sức mạnh thích hợp. NATO là một liên minh quân sự thời bình đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ mà quyền lực của nó vượt ra khỏi địa phận Tây Bán Cầu.

Một năm sau đó, Hoa Kỳ đã xác định rõ ràng mục tiêu phòng thủ của mình. Hội đồng An ninh Quốc gia (NSC) - một diễn đàn trong đó Tổng thống, các thành viên Nội các và các thành viên hành pháp xem xét các vấn đề an ninh quốc gia và chính sách đối ngoại - đã tiến hành rà soát toàn bộ chính sách đối ngoại và quốc phòng của Hoa Kỳ. Văn kiện mang tên NSC 68 của diễn đàn này đã ghi nhận một

phương hướng mới trong chính sách an ninh của Mỹ. Dựa trên giả định rằng Liên Xô có một nỗ lực cuồng tín nhằm kiểm soát mọi chính phủ ở bất kỳ nơi nào có thể, văn kiện này đã giao phó cho nước Mỹ một nhiệm vụ trợ giúp các quốc gia đồng minh ở bất kỳ nơi nào trên thế giới đang bị Liên Xô đe doạ. Sau khi cuộc Chiến tranh Triều Tiên nổ ra, Truman đã miễn cưỡng phê chuẩn văn kiện này. Hoa Kỳ tiếp tục tăng chi tiêu cho quốc phòng một cách mạnh mẽ chưa từng có.

Một phần của tài liệu Nuoc my lich su chinh tri va phat trien1 (Trang 109 - 111)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(163 trang)
w