CHIẾN TRANH VÀ NỀN TRUNG LẬP KHÔNG DẾ DÀNG

Một phần của tài liệu Nuoc my lich su chinh tri va phat trien1 (Trang 98 - 99)

Chương 11: Chính sách kinh tế mới và Chiến tranh Thế giới thứ ha

CHIẾN TRANH VÀ NỀN TRUNG LẬP KHÔNG DẾ DÀNG

Trước khi nhiệm kỳ thứ hai của Roosevelt được triển khai tốt đẹp thì chương trình quốc nội của ông đã bị lu mờ bởi một mối hiểm họa mới: những kế hoạch bành trướng của các chế độ chuyên chế ở Nhật Bản, Italia và Đức. Vào năm 1931, Nhật Bản đã xâm chiếm Mãn Châu và tiêu diệt quân kháng chiến Trung Hoa và lập ra một nhà nước bù nhìn ở Manchukuo. Italia, dưới thời Benito Mussolini, đã mở rộng đường biên giới của mình tại Libi, và vào năm 1935, đã tấn công Ethiopia. Nước Đức, dưới thời Đức Quốc xã của Adolf Hitler, đã quân sự hóa nền kinh tế và tái chiếm vùng Rhineland (vùng phi quân sự theo Hiệp ước Versailles) năm 1936. Năm 1938, Hitler đã sáp nhập nước áo vào nước Đức, sau đó, đánh chiếm vùng Reich thuộc Đức và yêu cầu tách vùng Sudetenland ra khỏi Tiệp Khắc. Những động thái này khiến cuộc chiến tranh có thể bùng nổ bất kỳ lúc nào ở châu Âu. Do tan vỡ ảo tưởng vì đã bị thất bại trong cuộc đấu tranh vì nền dân chủ trong Chiến tranh Thế giới Thứ nhất, Hoa Kỳ đã tuyên bố trong bất kỳ tình huống nào cũng không giúp đỡ bất kỳ quốc gia nào dính líu đến cuộc xung đột. Đạo luật Trung lập được ban hành dần dần theo từng phần từ năm 1935 đến năm 1937, trong đó, cấm buôn bán hay cung cấp vũ khí cho các quốc gia tham chiến, yêu cầu phải trả tiền mặt cho tất cả các hàng hóa khác và cấm các tàu buôn treo cờ

Mỹ chuyên chở các hàng hóa này. Mục đích là ngăn ngừa mọi sự can dự của nước Mỹ vào một cuộc chiến ở nước ngoài bằng bất cứ giá nào.

Với cuộc tấn công của quân Đức Quốc xã vào Ba Lan năm 1939 và sự bùng nổ Chiến tranh Thế giới Thứ hai, tinh thần chủ nghĩa biệt lập đã tăng lên, cho dù người Mỹ rõ ràng ủng hộ những nước là nạn nhân của các cuộc xâm lược do Hitler tiến hành và ủng hộ Liên minh Dân chủ Anh và Pháp. Tuy nhiên, Roosevelt chỉ có thể chờ đợi cho đến khi các sự kiện xảy ra khiến cho dân chúng Mỹ phải thay đổi quan điểm về sự tham gia của Mỹ vào cuộc chiến.

Sau sự thất thủ của nước Pháp và Đức Quốc xã khi bắt đầu không kích vào nước Anh vào giữa năm 1940, cuộc tranh luận giữa những người ủng hộ các nước Đồng minh với những người thuộc phái biệt lập chống chiến tranh đã nổ ra tại Mỹ. Roosevelt đã thuyết phục công luận đồng ý cho Mỹ can thiệp vào cuộc chiến. Mỹ đã liên kết với Canada trong ủy ban Quốc phòng Tương hỗ và liên minh với các nước Cộng hòa ở châu Mỹ La-tinh để xây dựng tuyến phòng thủ chung với các nước phía Tây bán cầu.

Phải đối mặt với cuộc khủng hoảng đang ngày càng lên cao, Quốc hội đã bỏ phiếu thông qua các khoản chi lớn cho việc trang bị vũ khí hiện đại và vào tháng 9/1940, Quốc hội đã thông qua Sắc luật cưỡng bức tòng quân thời bình đầu tiên của nước Mỹ. Trong tháng này, Roosevelt cũng đã ký kết một hiệp định đầy táo bạo với Thủ tướng Anh Winston Churchill. Nước Mỹ đã tặng cho Hải quân Anh 50 tàu khu trục không dùng đến để đổi lấy việc quân Anh đặt các căn cứ không quân và hải quân tại Newfoundland và Bắc Đại Tây Dương.

Chiến dịch tranh cử tổng thống năm 1940 đã minh chứng rằng những người ủng hộ chủ nghĩa biệt lập chỉ là thiểu số. Wendell Wilkie, đối thủ thuộc Đảng Cộng hòa của Roosevelt đã học được nhiều điều từ quyết định can thiệp hay không can thiệp của Mỹ vào cuộc chiến tranh thế giới. Cuối cùng, cuộc bầu cử tháng 10 đã đem lại phần lớn phiếu bầu cho Roosevelt, khiến ông trở thành một chính trị gia đầu tiên và cũng là cuối cùng trong lịch sử nước Mỹ được bầu nhiệm kỳ thứ ba. Vào đầu năm 1941, Roosevelt đã được Quốc hội đồng ý thông qua Chương trình cho vay - cho thuê, cho phép Roosevelt chuyển giao vũ khí và thiết bị chiến tranh cho bất kỳ quốc gia nào (đặc biệt là Anh, Liên Xô và Trung Quốc) được đánh giá là quan trọng sống còn đối với sự phòng thủ của nước Mỹ. Tổng số toàn bộ khoản trợ giúp cho vay - cho thuê này, tính đến cuối cuộc chiến ước tính là hơn 50 tỉ đô- la.

Sự kiện đáng ghi nhớ nhất là cuộc gặp gỡ tháng 8 giữa Roosevelt và Thủ tướng Anh Winston Churchill tại bờ biển Newfoundland. Hai nhà lãnh đạo đã ký kết Tuyên bố chung về tương trợ chiến tranh, được họ gọi là Hiến chương Đại Tây Dương. Hiến chương này gần giống với Tuyên bố 14 điểm của cố Tổng thống Woodrow Wilson, nhằm vào các mục tiêu sau: không mở rộng và thay đổi lãnh thổ nếu không được sự đồng ý của dân chúng, quyền tự quyết của các dân tộc trong việc lựa chọn hình thức cai trị, cải tổ chính phủ, hợp tác kinh tế giữa các quốc gia, các dân tộc không có chiến tranh, không phải lo sợ, và được tự do mưu cầu hạnh phúc, tự do trên biển, và không sử dụng quân đội làm công cụ cho các chính sách quốc tế.

Như vậy, giờ đây, nước Mỹ chỉ còn là một quốc gia trung lập trên danh nghĩa mà thôi.

Một phần của tài liệu Nuoc my lich su chinh tri va phat trien1 (Trang 98 - 99)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(163 trang)
w