CÁCH TIẾP CẬN CỦA EISENHOWER

Một phần của tài liệu Nuoc my lich su chinh tri va phat trien1 (Trang 117 - 118)

Chương 12: Nước Mỹ sau chiến tranh

CÁCH TIẾP CẬN CỦA EISENHOWER

Khi kế nhiệm Truman, Dwight Eisenhower đã đồng ý về căn bản với khung trách nhiệm của Chính phủ do Chính sách kinh tế mới xác lập nên, nhưng ông cố gắng giữ một giới hạn nhất định đối với các chương trình và các khoản chi tiêu. Ông gọi đó là Chủ nghĩa bảo thủ năng động hay là Chủ nghĩa cộng hòa cấp tiến. Có nghĩa là, theo ông giải thích, các chương trình này mang tính bảo thủ khi nó liên quan tới tiền bạc, mang tính tự do khi nó liên quan tới con người. Có những chỉ trích cho rằng Eisenhower đã mạnh mẽ lên tiếng khuyến nghị xây dựng thật nhiều trường học... nhưng lại không chịu bỏ tiền ra.

Ưu tiên thứ nhất của Eisenhower là làm cân bằng ngân sách sau nhiều năm thâm hụt. Ông muốn cắt giảm chi tiêu, cắt giảm thuế và duy trì giá trị của đồng đô-la. Đảng Cộng hòa tỏ ra sẵn sàng liều lĩnh phó mặc nạn thất nghiệp để kiểm soát được nạn lạm phát. Do không muốn kích thích phát triển kinh tế quá mức, cho nên họ đã phải chứng kiến nước Mỹ ba lần đã phải trải qua suy thoái trong vòng tám năm dưới thời Eisenhower, nhưng không đợt suy thoái nào xảy ra quá trầm trọng.

Trong những lĩnh vực khác, Chính phủ Liên bang đã trao quyền kiểm soát các khu khai thác dầu mỏ ngoài khơi của Chính quyền Liên bang cho các bang. Chính phủ cũng ủng hộ việc phát triển các công ty năng lượng tư nhân chứ không bắt buộc phải theo quan điểm công cộng mà phái Dân chủ đã đề xướng. Nói chung, thiên hướng của Chính phủ là ủng hộ giới doanh nghiệp.

So với Truman, Eisenhower chỉ có một chương trình quốc nội khiêm tốn. Mỗi khi ông hăng hái vận động xây dựng một đạo luật mới, thì dường như điều đó lại làm cho tính kế thừa của Chính sách kinh tế mới giảm đi đôi chút - chẳng hạn như vấn đề giảm trợ cấp nông nghiệp hay vấn đề hạn chế phần nào hoạt động của các nghiệp đoàn. Việc ông không thúc đẩy những thay đổi căn bản theo một hướng cụ thể nào đã tương thích với tinh thần của những năm 50 giàu có. Ông là một trong số rất ít những vị tổng thống Mỹ vẫn còn được lòng dân khi chấm dứt nhiệm kỳ của mình.

Một phần của tài liệu Nuoc my lich su chinh tri va phat trien1 (Trang 117 - 118)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(163 trang)
w