CUỘC ĐẠI SUY THOÁ

Một phần của tài liệu Nuoc my lich su chinh tri va phat trien1 (Trang 92 - 94)

Chương 10: Chiến tranh, thịnh vượng và suy thoá

CUỘC ĐẠI SUY THOÁ

Tháng 10/1929, thị trường chứng khoán đang phát triển mạnh đã bị sụp đổ khiến nhiều nhà đầu tư phá sản. Nhưng việc thị trường chứng khoán sụp đổ không trực tiếp gây ra cuộc Đại suy thoái, mặc dù nó đã phản ánh chuyện các chính sách tín dụng quá dễ dãi đã khiến thị trường vượt ra ngoài tầm kiểm soát. Nó cũng làm trầm trọng hơn nền kinh tế vốn đã mong manh ở châu Âu - là thị trường có liên quan chặt chẽ đến các khoản cho vay của nước Mỹ. Trong ba năm sau đó, cuộc suy thoái kinh tế bắt đầu từ nước Mỹ đã trở thành một phần của cuộc suy thoái kinh tế trên toàn thế giới. Các doanh nghiệp đóng cửa, các nhà máy ngừng sản xuất, các nhà băng phá sản vì mất các khoản tiền gửi tiết kiệm. Thu nhập nông nghiệp giảm khoảng 50%. Đến tháng 11/1932, cứ năm người Mỹ thì có khoảng một người thất nghiệp.

Chiến dịch tranh cử tổng thống năm 1932 chủ yếu là cuộc tranh luận về các nguyên nhân và những giải pháp có thể cho cuộc Đại suy thoái. Tổng thống Herbert Hoover đã không may mắn khi bước vào Nhà Trắng chỉ tám tháng trước khi thị trường chứng khoán tan vỡ, đã buộc phải nỗ lực và làm việc căng thẳng hơn bất kỳ tổng thống Mỹ nào trước đó để đối phó với giai đoạn kinh tế vô cùng khó khăn này. Ông đã cố gắng tổ chức kinh doanh, đẩy nhanh tiến độ xây dựng những công trình công cộng, thành lập Công ty Tái thiết Tài chính nhằm hỗ trợ các thể chế kinh doanh và tài chính, và đã thuyết phục Quốc hội còn đang miễn cưỡng, cho phép thành lập một cơ quan bảo lãnh thế chấp nhà cửa. Tuy nhiên, các nỗ lực của ông không có mấy hiệu quả và ông đã là một hình ảnh của sự thất bại.

Đối thủ thuộc Đảng Dân chủ của ông là Franklin D.Roosevelt, vốn đã nổi tiếng từ khi làm thống đốc bang New York trong thời kỳ khủng hoảng đang lên cao. Từ ông luôn tỏa ra một tinh thần lạc quan có tính lan tỏa mạnh. Sẵn sàng sử dụng quyền lực nhà nước để đưa ra các giải pháp còn mạnh tay hơn, Roosevelt đã giành được

22.800.000 phiếu bầu phổ thông so với 15.700.000 phiếu bầu cho Tổng thống đương nhiệm Hoover. Nước Mỹ đang chuẩn bị bước vào một kỷ nguyên mới với sự thay đổi lớn về kinh tế và chính trị.

Một phần của tài liệu Nuoc my lich su chinh tri va phat trien1 (Trang 92 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(163 trang)
w