Quan niệm về nông dân

Một phần của tài liệu Nâng cao ý thức pháp luật trong thực hiện dân chủ ở nông thôn huyện cờ đỏ, thành phố cần thơ hiện nay (Trang 27 - 29)

Theo Từ điển tiếng Việt, nông dân được hiểu là “người lao động sống bằng nghề làm ruộng” [61, tr. 397]. Như vậy, nói đến nơng dân là nói đến một bộ phận dân cư lao động, gắn liền với sản xuất nơng nghiệp, có cuộc sống và thu nhập từ lao động nông nghiệp.

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, việc xác định một giai cấp, một tầng lớp xã hội phải căn cứ vào địa vị kinh tế - xã hội, điều kiện lao động sản xuất, tính chất sở hữu về tư liệu sản xuất, đặc trưng phương thức sản xuất chủ yếu của họ cùng môi trường sống và các quan hệ khác. Trong các tác phẩm kinh điển, C.Mác, Ph.Ăngghen quan niệm người nông dân là những người gắn với nền “sản xuất nhỏ”, “kinh tế tự nhiên”, “kinh tế gia đình”, “sản xuất hàng

hóa giản đơn”, “kinh tế tiểu nơng”, “sản xuất hàng hóa nhỏ”, “phương thức sản xuất Châu Á”...

Trong tác phẩm “Chống Duy Rinh” khi nói về cách thức sản xuất, sở hữu về tư liệu sản xuất đặc trưng của người nông dân trước chủ nghĩa tư bản, Ph.Ăngghen viết: “Trước khi nền sản xuất tư bản chủ nghĩa xuất hiện, tức là trong thời trung cổ, ở đâu người ta cũng chỉ thấy toàn là nền sản xuất nhỏ, dựa trên cơ sở quyền tư hữu của người lao động về tư liệu sản xuất của mình như nơng nghiệp của những người tiểu nông tự do hay nông nô, thủ công nghiệp ở thành thị. Các tư liệu lao động - như ruộng đất, nông cụ, xưởng thợ, dụng cụ của người thợ thủ công đều là những tư liệu lao động của cá nhân, chỉ tính tốn cho vừa với việc sử dụng cá nhân cho nên những tư liệu ấy tất nhiên là vụn vặt, rất nhỏ bé và có hạn” [38, tr.15].

Theo V.I.Lênin, nông dân “là giai cấp của những người sở hữu nhỏ” mà đặc trưng của nó là: “quyền sở hữu của người nông dân đối với ruộng đất mà anh ta cày cấy là cơ sở của nền sản xuất nhỏ, là điều kiện cho nền sản xuất nhỏ ấy được phồn thịnh và đạt tới một hình thái điển hình” [29, tr. 51].

Ở nước ta, trong các văn bản đầu tiên của Đảng cũng đã dùng từ “dân cày” để chỉ giai cấp nông dân. Từ năm 1923 tại Hội nghị lần thứ nhất Quốc tế nông dân, lãnh tụ Nguyễn ái Quốc (lúc bấy giờ) đã phát biểu: “người nông dân không chỉ bần nông mà cả trung nông đều bị bắt buộc phải rời bỏ quê hương của mình hoặc làm đầy tớ cho ơng chủ nước ngồi” và “nơng dân An Nam” [ 34, tr. 72-73] .

Thời gian gần đây, do yêu cầu nhiệm vụ của mỗi cơng trình khoa học nên đã có những cơng trình nghiên cứu đưa ra khái niệm “nông dân” như “nông dân được coi là những người ni mình với tư cách là những người lao động, trồng trọt trên đất đai và sống trong những làng mạc nhỏ bé”. Nếu theo khái niệm này nông dân được xác định là những người lao động sống trong

những làng mạc nhỏ bé và nghề nghiệp của họ là trồng trọt trên đất đai trong phạm vi các làng mạc đó.

Một phần của tài liệu Nâng cao ý thức pháp luật trong thực hiện dân chủ ở nông thôn huyện cờ đỏ, thành phố cần thơ hiện nay (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w