Nâng cao ý thức pháp luật cho công dân để xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa

Một phần của tài liệu Nâng cao ý thức pháp luật trong thực hiện dân chủ ở nông thôn huyện cờ đỏ, thành phố cần thơ hiện nay (Trang 69 - 72)

nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa

Ý thức pháp luật được tạo nên bởi tư tưởng và tâm lý pháp luật. Nếu tư tưởng pháp luật là kết quả của sự phản ánh tự giác, có mục đích, có tính tổ chức cao của hoạt động tư duy, thì tâm lý pháp luật là sự phản ánh những tâm trạng, cảm xúc, thái độ, tình cảm của con người với quá trình điều chỉnh của pháp luật. Tâm lý pháp luật bị chi phối bởi tư tưởng pháp luật, nó phụ thuộc rất nhiều vào đặc điểm và trình độ nhận thức pháp luật của cá nhân. Và ngược lại, tâm lý pháp

luật là tiền đề thúc đẩy quá trình hình thành và phát triển các tư tưởng, quan điểm pháp luật phù hợp.

Ý thức pháp luật phản ánh sâu sắc đời sống pháp luật, trước hết là phản ánh quá trình nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của các chủ thể và việc điều chỉnh hành vi của con người nhằm duy trì trật tự kỷ cương theo pháp luật. Nó là một trong những nhân tố có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân ở Việt Nam.

Việc xây dựng văn hóa pháp lý, nâng cao ý thức pháp luật có ý nghĩa đặc biệt quan trọng và khó khăn. Bởi, đó là q trình biến đổi thái độ đối với pháp luật, thay đổi một cách cơ bản việc nhận thức về pháp luật, các quan niệm về giá trị của pháp luật, nâng cao ý thức, trình độ pháp luật. Đó là một q trình vừa đấu tranh với cái cũ, nếp cũ, tư tưởng phong kiến lạc hậu, bảo thủ, cực đoan, tồn tại “trên” pháp luật và ngoài pháp luật, vừa xây dựng nền móng, những điều kiện cho cái mới ra đời.

Lịch sử Nhà nước và pháp luật thế giới chỉ ra rằng, nếu nhà nước coi pháp luật chỉ như công cụ phục vụ riêng cho giai cấp cầm quyền, tuỳ tiện sử dụng bất chấp quy luật xã hội thì khơng những khơng giải quyết được những mâu thuẫn và xung đột xã hội, mà ngược lại, làm sâu sắc thêm những mâu thuẫn và xung đột đó. Trong nhà nước pháp quyền, pháp luật có vị trí “tối thượng” và cũng đặt ra yêu cầu đối với pháp luật phải phù hợp với quy luật khách quan, hợp lý, công bằng, nhân đạo; pháp luật thể hiện ở đây như một sự cần thiết để kích thích tính tích cực sáng tạo, tính tự ý thức của con người và trách nhiệm của họ.

Nhà nước pháp quyền và ý thức pháp luật vận động, phát triển gắn liền với nhau, hỗ trợ nhau và thúc đẩy nhau. Một trong những nguyên tắc cơ bản của việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân ở nước ta là quyền lực nhà nước là thống nhất trong đó có sự

phân cơng, phối hợp và kiểm sốt việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Đây vừa là điểm đặc thù của việc xây dựng Việt Nam trở thành nhà Nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, vừa là sự lựa chọn đúng đắn, phù hợp với hồn cảnh lịch sử cụ thể nước ta. Có thể hiểu rằng, sự thống nhất là nền tảng, sự phân cơng, phối hợp và kiểm sốt là phương thức để đạt được sự thống nhất của quyền lực Nhà nước.

Ý thức pháp luật không thể được nâng lên và không thể xây dựng được Nhà nước pháp quyền khi tổ chức và hoạt động của các cơ quan thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp khơng hiệu lực, hiệu quả. Vì vậy, xây dựng Nhà nước pháp quyền chính là để nâng cao, bồi đắp, thậm chí là chấn chỉnh ý thức pháp luật cho mọi đối tượng, mọi chủ thể xã hội.

Hệ thống pháp luật mà chúng ta đã và đang hoàn thiện là hệ thống pháp luật được xây dựng trên những cơ sở khách quan, dân chủ và thể hiện được ý chí và nguyện vọng củc các tầng lớp nhân dân lao động, vừa mang tính thời đại, có tính thực tiễn cao vừa mang tính kế thừa những giá trị pháp lý quý báu của dân tộc, phù hợp với truyền thống văn hóa, tập quán pháp luật.

Để tạo ra trật tự, ổn định và phù hợp với đặc thù từng mơi trường sống, ngồi việc học hỏi, kế thừa các giá trị pháp lý truyền thống trong xây dựng pháp luật, các cộng đồng người đã dùng nhiều quy tắc xã hội, quy tắc đạo đức, truyền thống, thậm chí cả quy tắc tơn giáo. Mỗi quy tắc xã hội đều có chức năng điều chỉnh của mình. Chúng bổ trợ cho nhau và bổ sung cho pháp luật trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội. Chính vì vậy, mối liên hệ giữa pháp luật với các yếu tố khác trong hệ thống các quy tắc xã hội truyền thống sẽ giúp xác định rõ hơn phạm vi điều chỉnh của pháp luật đối với các quan hệ xã hội và tính liên thơng, tương trợ giữa pháp luật với các quy tắc xã hội khác trong q trình tham gia quản lý xã hội góp phần nâng cao ý thức pháp luật cho mọi chủ thể xã hội.

Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân là một trong những nhiệm vụ trên con đường đưa đất nước ta vững bước tiến lên xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. Cơng việc đó địi hỏi tồn Đảng, tồn dân cùng đồng lịng, chung sức quyết tâm thực hiện. Chính vì vậy, quan tâm, lựa chọn những giải pháp nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho nhân dân là một điều vừa cấp thiết, vừa mang tính thường xuyên, liên tục, nhất là trong bối cảnh Việt Nam hội nhập sâu rộng với quốc tế hiện nay. Xây dựng ý thức pháp luật không phải là công việc của riêng Nhà nước, của Đảng, của các cơ quan cơng quyền, mà là của tồn dân, vừa là nhiệm vụ đối với Nhà nước, vừa là nhiệm vụ tự thân mỗi cơng dân mang trên mình trách nhiệm cùng nhau xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Một phần của tài liệu Nâng cao ý thức pháp luật trong thực hiện dân chủ ở nông thôn huyện cờ đỏ, thành phố cần thơ hiện nay (Trang 69 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w