Nâng cao vai trò trách nhiệm, hiệu lực của các cơ quan quyền lực trong việc thực thi pháp luật ở nông thôn huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần

Một phần của tài liệu Nâng cao ý thức pháp luật trong thực hiện dân chủ ở nông thôn huyện cờ đỏ, thành phố cần thơ hiện nay (Trang 81 - 88)

lực trong việc thực thi pháp luật ở nông thôn huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ

Ý thức pháp luật của người nông dân được nâng cao, phát huy quyền dân chủ của người nông dân ở nông thôn, không chỉ nâng cao chất lượng hệ

thống văn bản pháp luật, không chỉ tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật nói chung mà cần phải có những biện pháp đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật, do vậy đòi hỏi phải nâng cao vai trò trách nhiệm, hiệu lực của các cơ quan công quyền trong việc thi hành nghiêm chỉnh pháp luật ở địa phương. Cơ quan quyền lực các cấp ở địa phương không ai khác là chính quyền, tổ chức, đơn vị quản lý và thi hành pháp luật ở địa phương (như Ủy ban nhân dân, Cơng an, Viện kiểm sát, Tịa án, Thi hành án dân sự, Tư pháp, Thanh tra...). Đây là những cơ quan chuyên trách thực thi công vụ pháp lý ở địa phương, duy trì trật tự kỷ cương xã hội, định hướng hoạt động của các tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật và giải quyết mọi hành vi vi phạm pháp luật theo luật định.

Thực tế trong những năm qua, bên cạnh những nỗ lực, cố gắng song trước yêu cầu đổi mới, trước những tác động mạnh mẽ của cơ chế kinh tế thị trường, khách quan trong xem xét, đánh giá thì hiệu quả cơng tác quản lý pháp luật, thi hành luật ở các địa phương còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra, duy trì trật tự kỷ cương xã hội, cịn nhiều diễn biến phức tạp, tiềm ẩn những vụ việc mất ổn định, thách thức dư luận, gây bức xúc xã hội, đặc biệt là ở địa bàn nơng thơn.

Để nâng cao vai trị, trách nhiệm hiệu lực của các cơ quan quản lý pháp luật ở địa phương cũng như việc kiểm tra, giám sát chấp hành pháp luật cần phải:

- Tập trung giải quyết dứt điểm các vụ việc “nổi cộm” theo phân cấp, thẩm quyền quy định của mỗi cấp, mỗi ngành, tránh tình trạng dây dưa, đùn đẩy trách nhiệm, chồng chéo, vượt cấp nhất là những đơn thư khiếu nại, tố cáo vượt cấp.

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát cán bộ các cấp, nhất là cán bộ quản lý, lãnh đạo ở cơ sở. Kết hợp với công tác kiểm tra chỉnh đốn Đảng theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 (Khóa XII).

- Tôn trọng và bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo của công dân, kiên quyết xử lý các vụ việc lợi dụng chức vụ quyền hạn làm sai chính sách, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đặc biệt các tội danh tham nhũng, hối lộ, ma túy, mại dâm... làm rối loạn trật tự kỷ cương phép nước, mất ổn định ở địa phương.

- Tuân thủ nghiêm túc quy trình, nguyên tắc, thủ tục khâu thi hành luật đối với các cơ quan tham gia tố tụng, bởi lẽ khơng thực hiện đúng quy trình, nguyên tắc sẽ tạo nhiều kẽ hở để những người có chức có quyền can thiệp chạy án, bao che cho phạm tội, làm sai lệch sự thật, viện lý do “xử lý nội bộ”, lý do khơng chính đáng để giảm mức án...

- Xây dựng, vận hành, khai thác và sử dụng có hiệu quả Cổng thơng tin điện tử phổ biến, giáo dục pháp luật; bảo đảm liên thơng, kết nối, chia sẻ nhanh chóng, cập nhật kịp thời các thông tin về pháp luật, tài liệu phổ biến, giáo dục pháp luật với các Cổng thông tin/Trang thông tin, chuyên trang, chuyên mục về phổ biến, giáo dục pháp luật; xây dựng các phần mềm đăng tải 100% các báo cáo, thống kê, số liệu về phổ biến, giáo dục pháp luật; thiết lập cơ chế tiếp nhận, phản hồi, đối thoại, tháo gỡ vướng mắc về chính sách, pháp luật giữa cơ quan nhà nước với người dân, doanh nghiệp, nâng cao trách nhiệm giải trình của hoạt động cơng vụ trước người dân, doanh nghiệp trong xây dựng, thi hành và bảo vệ pháp luật trên mơi trường mạng.

Tóm lại, để đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật XHCN, duy trì trật tự kỷ cương và quản lý xã hội bằng pháp luật ở địa phương, trong đó địa bàn nơng thơn như ông cha ta đã đúc kết từ xưa “quan thì xa, bản nha thì gần”, hơn ai hết các cơ quan quyền lực ở địa phương một mặt nâng cao vai

trò, trách nhiệm, hiệu quả trong việc thực thi pháp luật ở địa phương, mặt khác tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thi hành pháp luật, tôn trọng các quyền của cơng dân, trong giải thích, tư vấn, giáo dục pháp luật cho người dân một cách công minh, minh bạch trong xét xử, thi hành án. Chắc chắn đó sẽ là cơ sở vững chắc tác dụng tích cực tới việc nâng cao ý thức pháp luật cho người dân phát huy dân chủ ở cơ sở nhất là đối với người nông dân ở nông thôn hiện nay.

Kết luận chương 3

Nâng cao ý thức pháp luật của người nông dân cần phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp: phát huy quyền dân chủ của người nông dân ở nông thôn; nâng cao chất lượng hệ thống văn bản pháp luật; nâng cao hiệu quả tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật; nâng cao vai trò trách nhiệm, hiệu lực của các cơ quan quản lý hành chính Nhà nước trong việc thi hành nghiêm chỉnh pháp luật ở địa phương; đẩy mạnh kiểm tra, giám sát việc thi hành pháp luật đặc biệt là hoạt động áp dụng pháp luật kịp thời phát hiện và khắc phục những khiếm khuyết, yếu kém của hoạt động này, xử lý những chủ thể cố ý áp dụng pháp luật không đúng, không phù hợp với mục đích đặt ra; tăng cường ứng dụng cơng nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan nhà nước, góp phần xây dựng Chính phủ điện tử; xác định đây là khâu then chốt để bảo đảm tổ chức và thi hành Hiến pháp và pháp luật trong tồn xã hội.

Xác định rõ lộ trình và bước đi thích hợp, có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với thực tiễn địa bàn, khả năng cân đối nguồn lực, bảo đảm tính khả thi; thu hút, huy động mọi nguồn lực xã hội tham gia; tích hợp, lồng ghép, chia sẻ thông tin về pháp luật để sử dụng hiệu quả, tiết kiệm nguồn lực; gắn kết công tác phổ biến, giáo dục pháp luật với hòa giải ở cơ sở, hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, trợ giúp pháp lý, tư vấn pháp luật và đối thoại, giải đáp vướng mắc pháp luật.

Các giải pháp về nâng cao ý thức pháp luật cho công dân được đề cập trên phải được thực hiện trong sự gắn bó, quan hệ biện chứng với nhau, phù hợp với tính chất hoạt động của huyện.

Nâng cao ý thức pháp luật của người dân là một trong những nhiệm vụ đặc biệt quan trọng trong toàn bộ hoạt động của Đảng là khâu quan trọng của công tác tư tưởng nhằm truyền bá các quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách của Đảng; pháp luật của Nhà nước đến với quần chúng nhằm xây dựng nhận thức mới, củng cố niềm tin và cổ vũ hành động, trang bị cho quần chúng nhân dân những tri thức về quy luật phát triển của xã hội, nâng cao tính tích cực, sáng tạo trong quần chúng, trong công cuộc cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới. Hiện nay, việc người dân thể hiện ý thức pháp luật của mình có nhiều bước chuyển biến tích cực, đáp ứng nhu cầu của đời sống hiện nay, tuy nhiên vẫn còn tồn tại những bất cập hạn chế qua những hành vi của người dân mà nhu cầu phải có những giải pháp cụ thể để có thể giải quyết được vấn đề này. Như vậy, có thể thấy thực trạng về ý thức pháp luật của người dân hiện nay đang là vấn đề quan trọng và cơ bản nhất, ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động thực hiện và áp dụng pháp luật trong đời sống. Hiện nay, vấn đề ý thức pháp luật của người dân vẫn cịn nhiều điểm hạn chế vì vậy cần phải sớm thực hiện những biện pháp cụ thể để nâng cao ý thức của người dân.

Xác định được những khó khăn của một huyện ngoại thành của thành phố Cần Thơ, trong quá trình triển khai xây dựng quy chế dân chủ cơ sở ở nông thôn, cùng với việc tranh thủ sự quan tâm, đầu tư của các cấp, huyện Cờ Đỏ đã và đang thực hiện hiệu quả Quy chế dân chủ trong xây dựng nông thôn nên đã đạt được những kết quả khả quan. Chương trình xây dựng quy chế dân chủ cơ sở ở nông thôn được Huyện ủy, UBND huyện Cờ Đỏ xác định là một chương trình lớn, cần nhiều kinh phí đầu tư cho các cơng trình. Để mỗi người dân tự giác, tích cực đóng góp xây dựng nơng thơn, một trong những chủ trương của huyện đó là thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở nhằm phát huy vai trị chủ động, tích cực

của người dân. Bởi chính người dân nơng thơn vừa là chủ thể, vừa là những người trực tiếp hưởng lợi từ thành quả của công cuộc xây dựng nông thôn đem lại.

Trước những yêu cầu của công cuộc đổi mới đất nước, trước xu thế hội nhập mở cửa hợp tác về kinh tế, văn hóa - khoa học kỹ thuật, bên cạnh những thuận lợi, thời cơ mới thì những khó khăn, thách thức của tồn cầu hóa, của kinh tế thị trường, sự phân hóa giàu nghèo trong đời sống nhân dân, những tiêu cực tệ nạn xã hội cùng tình trạng suy thối đạo đức, lối sống, vi phạm pháp luật của một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân gây cản trở đến quá trình thực hiện dân chủ ở nơng thơn, tạo nên những “điểm nóng” gây mất ổn định chính trị dễ bị kẻ địch lợi dụng xun tạc, chống phá. Vì vậy, địi hỏi các cấp, các ngành một mặt nỗ lực thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các Nghị quyết, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Mặt khác, Nhà nước phải tạo ra một hành lang pháp lý rộng mở, thích hợp, sát thực đảm bảo cho người dân dễ hiểu, dễ biết, dễ thực hiện. Đồng thời, điều quan trọng là tổ chức, phổ biến, tuyên truyền, xã hội hóa cơng tác giáo dục pháp luật gắn với các mơ hình hoạt động tự quản ở địa bàn dân cư, nông thôn, phát huy quyền dân chủ của quần chúng nhân dân trong việc tham gia quản lý xã hội ở địa phương.

Nâng cao ý thức pháp luật của người nông dân ở huyện Cờ Đỏ cần phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp. Các giải pháp phải được thực hiện trong sự gắn bó, quan hệ biện chứng với nhau, phù hợp với tính chất hoạt động của huyện và cần phải xác định rõ lộ trình và bước đi thích hợp, có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với thực tiễn địa bàn, khả năng cân đối nguồn lực, bảo đảm tính khả thi; thu hút, huy động mọi nguồn lực xã hội tham gia; tích hợp, lồng ghép, chia sẻ thơng tin về pháp luật để sử dụng hiệu quả, tiết kiệm nguồn lực; gắn kết công tác phổ biến, giáo dục pháp luật với hòa giải ở cơ sở, hỗ trợ

pháp lý cho doanh nghiệp, trợ giúp pháp lý, tư vấn pháp luật và đối thoại, giải đáp vướng mắc pháp luật.

Quá trình thực hiện những giải pháp được nêu trong luận văn chắc chắn cịn nhiều khó khăn, vướng mắc, nhưng điều đó khơng phải khơng khắc phục được. Vấn đề quan trọng là làm sao để công tác này luôn nhận được sự quan tâm, phối hợp của các cấp, các ngành và nhân dân theo đúng phương châm là của toàn Đảng và tồn xã hội. Khi đó, các giải pháp mới có thể được thực hiện đạt kết quả trong cuộc sống./.

Một phần của tài liệu Nâng cao ý thức pháp luật trong thực hiện dân chủ ở nông thôn huyện cờ đỏ, thành phố cần thơ hiện nay (Trang 81 - 88)