Xây dựng, hồn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, cải cách thủ tục hành chính, cơng tác tiếp dân ở nông thôn huyện Cờ Đỏ,

Một phần của tài liệu Nâng cao ý thức pháp luật trong thực hiện dân chủ ở nông thôn huyện cờ đỏ, thành phố cần thơ hiện nay (Trang 76 - 79)

cải cách thủ tục hành chính, cơng tác tiếp dân ở nông thôn huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ

Nghị quyết Đại hội VI của Đảng chỉ rõ: “Điều kiện quan trọng để phát huy dân chủ là phải xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, tăng cường pháp chế XHCN, nâng do dân trí, trình độ pháp luật cho nông dân” [13, tr.90-91].

Hơn 70 năm xây dựng chế độ dân chủ, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, song do những nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau, việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật của chúng ta vừa thừa vừa thiếu đồng bộ, nhiều loại văn bản quy phạm pháp luật chậm đổi mới, chồng chéo... thực trạng đó đã ảnh hưởng rất lớn đến việc nâng cao ý thức pháp luật của người dân, nhất là đối tượng lại là người nông dân. Do vậy, một mặt chúng ta phải nhanh chóng khắc phục tình trạng luật chỉ dừng lại ở những quy định chung, xa thực tế, có khi phải có những văn bản chế tài khác hướng dẫn mới có thể thực hiện được. Mặt khác, các loại văn bản pháp luật phải rõ ràng, dễ hiểu, dễ nhớ, cụ thể, đơn giản để mọi người dân có thể đọc luật là

hiểu được nội dung và thực hiện được. Đồng thời, loại bỏ những văn bản khơng cịn hiệu lực, trái với Hiến pháp và pháp luật; ở địa phương các loại quy định tạm thời là cần thiết song không nên để kéo dài quá một nhiệm kỳ khóa Hội đồng nhân dân, có như vậy, người nơng dân mới có điều kiện tiếp xúc, nắm bắt thông tin và hiểu được những quyền lợi và nghĩa vụ của mình, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật.

Phải đẩy mạnh việc cải cách thủ tục hành chính, cơng tác tiếp dân ở cơ sở, xử lý giải quyết dứt điểm những vụ việc mâu thuẫn nội bộ trong nhân dân ở nơng thơn, tránh tình trạng khiếu kiện kéo dài.

Xuất phát từ yêu cầu sát với điều kiện thực tế nhằm thu hút được kết quả thiết thực, tác động tích cực tới các lĩnh vực của đời sống xã hội, do vậy Đảng, Nhà nước ta chủ trương đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 (Khóa VII) chỉ rõ: "Cải cách hành chính là nhằm xây dựng một nền hành chính trong sạch, có đủ năng lực, sử dụng đúng quyền lực và từng bước hiện đại hóa để quản lý có hiệu lực, hiệu quả cơng việc của Nhà nước được dân tin, dân yêu" [5, tr.244].

Từ yêu cầu đó, đối với cấp cơ sở cải tiến thủ tục hành chính, cơng tác tiếp dân trước hết cần phải cải tiến phương thức quản lý, lề lối làm việc của chính quyền cấp xã (Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân) bằng việc định rõ phận sự, thẩm quyền và trách nhiệm của các thành viên Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân xã thông qua Quy chế làm việc, quy định cán bộ công chức cấp cơ sở (xã, phường, thị trấn), trong đó làm rõ vai trị, trách nhiệm của những người đảm đương các chức danh chủ chốt (Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Trưởng cơng an, cán bộ Văn phòng...) thường xuyên tiếp xúc với người dân nên loại bỏ những việc làm hình thức, kém hiệu quả, giảm hội họp, giấy tờ hành chính rườm rà gây phiền hà cho người dân. Vì vậy, một mặt phải đầu tư thỏa đáng cho cấp xã về tài liệu, sách báo, tạp chí, văn bản pháp luật, cùng chủ trương chính sách của Đảng,

Nhà nước và địa phương. Trang bị những cơ sở vật chất thiết yếu đến các phương tiện phục vụ cho công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho nhân dân theo hướng từng bước hiện đại hóa, cụ thể: từ trụ sở, văn phịng làm việc đến âm ly, loa máy, truyền thanh, điện thoại, vi tính...

Để phát huy dân chủ cơ sở, nâng cao ý thức pháp luật cho người nông dân địi hỏi nâng cao chất lượng hệ thống chính trị cơ sở, xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở có đủ năng lực trước hết cần am hiểu kiến thức pháp luật để trực tiếp giải quyết các vụ việc, giải thích cho người dân hiểu về pháp luật một cách căn bản.

Từ thực tiễn cho thấy rằng vai trò của cán bộ cơ sở hết sức quan trọng và cần thiết trong các lĩnh vực công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục ý thức pháp luật cho người dân ở cơ sở, vì rằng, các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước phần lớn thông qua chủ thể này mà đến với các tầng lớp nhân dân lao động trong đó có người nơng dân, hiệu quả giáo dục pháp luật phụ thuộc rất nhiều vào trình độ năng lực và phẩm chất của đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật.

Như vậy, để đáp ứng yêu cầu nâng cao hiệu quả giáo dục pháp luật một mặt đối với các địa phương phải chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức, trình độ chun mơn pháp luật cho đội ngũ cán bộ cơ sở, cán bộ thơn xóm, mặt khác phải nâng cao kỹ năng nghiệp vụ công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật ở các cấp thơng qua hệ thống trường chính trị, trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện, sở tư pháp, trung tâm trợ giúp pháp lý, hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật; đồng thời chính quyền các cấp cũng cần có chế độ chính sách đãi ngộ thỏa đáng, khuyến khích động viên tạo điều kiện để đội ngũ này hoàn thành tốt nhiệm vụ. Giải pháp nâng cao trình độ năng lực và

phẩm chất của đội ngũ cán bộ làm công tác giáo dục pháp luật là một trong những giải pháp quan trọng và bức thiết, nó có tác dụng to lớn trực tiếp làm chuyển biến mạnh mẽ nhận thức pháp luật của người nông dân ở cơ sở (chủ thể nhận thức pháp luật), góp phần đẩy mạnh cơng cuộc cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn hiện nay ở nước ta.

Một phần của tài liệu Nâng cao ý thức pháp luật trong thực hiện dân chủ ở nông thôn huyện cờ đỏ, thành phố cần thơ hiện nay (Trang 76 - 79)