Tiếp tục thực hiện hiệu quả Quy chế dân chủ cơ sở ở nông thôn huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ

Một phần của tài liệu Nâng cao ý thức pháp luật trong thực hiện dân chủ ở nông thôn huyện cờ đỏ, thành phố cần thơ hiện nay (Trang 79 - 81)

thôn huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ

Nâng cao ý thức pháp luật cho nông dân, nhằm phát huy dân chủ cơ sở ở nông thôn vừa là một mục tiêu lớn, vừa là động lực, nó khơng chỉ là một chủ trương lớn của Đảng trong thời kỳ đổi mới mà nó cịn thể hiện sự ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa. Quy chế dân chủ ở cơ sở (xã, phường, thị trấn) ra đời đáp ứng nhu cầu bức thiết của nhân dân, đây là một thiết chế đảm bảo cho việc thực hiện quyền làm chủ của nông dân ở nơng thơn nước ta.

Khẳng định vai trị hết sức to lớn của nhân dân lao động trong công cuộc đổi mới, đẩy mạnh cơng cuộc cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Đảng ta nêu rõ: Chính những ý kiến, nguyện vọng và sáng kiến của nhân dân là nguồn gốc hình thành đường lối đổi mới của Đảng. Cũng do nhân dân hưởng ứng đường lối đổi mới, dũng cảm phấn đấu vượt qua biết bao khó khăn, thử thách mà công cuộc đổi mới đạt được những thành tựu hôm nay.

Việc thực hiện Quy chế dân chủ ở xã có ý nghĩa sâu rộng nhất. Liên quan trực tiếp nhất đến lực lượng sản xuất và lực lượng chính trị to lớn, đông đảo nhất ở nước ta hiện nay là giai cấp nông dân, gắn với bước đầu đẩy mạnh nhiệm vụ trọng tâm là cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp và nơng thơn.

Có thể nói ý nghĩa và tác dụng của Quy chế dân chủ cơ sở rất to lớn, nó thực sự là một trong những văn bản pháp luật hoàn chỉnh quy định những quyền và nghĩa vụ của người dân, những việc dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra ở nông thôn. Tuy nhiên, về mặt hạn chế yếu kém cần phải đặt ra:

Việc thực hiện cịn mang nặng tính hình thức. Tình trạng vi phạm quyền làm chủ của nhân dân vẫn cịn nhiều, có khi nghiêm trọng, những biểu hiện quan liêu, tham nhũng, tiêu cực không được phát hiện và đấu tranh ngăn chặn, khắc phục kịp thời, làm giảm lịng tin gây bất bình trong nhân dân, dẫn đến khiếu kiện kéo dài vượt cấp [55, tr.2].

Vì vậy, để tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở theo Chỉ thị số 10-CT/TW (ngày 28-3-2002) của Ban Bí thư (Khóa IX), đưa quy chế đi vào cuộc sống mang tính bền vững, cần một số giải pháp như sau:

Thứ nhất: Tăng cường vai trò lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên, sâu sát của các cấp ủy đảng, đặc biệt là Đảng ủy cấp xã. Coi đây là thời cơ để các cấp ủy đảng thể hiện rõ vai trị, trách nhiệm, uy tín của Đảng trước quần chúng nhân dân, làm cho quy chế thực sự là cầu nối thể hiện mối quan hệ máu thịt giữa Đảng với dân, củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng.

Thứ hai: Củng cố tăng cường hoạt động của Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở gồm lãnh đạo Đảng, chính quyền đồn thể và thanh tra nhân dân, trong đó lãnh đạo Đảng làm trưởng ban chỉ đạo. Một mặt, phải đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Ban chỉ đạo thực hiện quy chế theo hướng thiết thực hiệu quả. Mặt khác, cần có những biện pháp mạnh mẽ hơn, như việc thể chế hóa một số nội dung quy định của Quy chế dân chủ làm cơ sở pháp lý xử lý các hành vi vi phạm các quy định.

Thứ ba: Tăng cường vai trị, trách nhiệm của các cấp chính quyền nhất là chính quyền cơ sở trong việc tổ chức triển khai thực hiện các quy định của quy chế. Cụ thể hóa các khâu, các việc gắn với chức danh, nhiệm vụ của các thành viên HĐND, UBND cấp xã.

Thứ tư: Phát huy vai trò của các tổ chức đồn thể, tổ chức chính trị - xã hội trong việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở. Đồng thời, phải thường xuyên

củng cố nâng cao chất lượng của hệ thống chính trị ở cơ sở làm cơ sở vững chắc phát huy dân chủ cơ sở trong đó có địa bàn nơng thơn. Muốn vậy, phải tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho đội ngũ cán bộ cơ sở làm nòng cốt trong việc giáo dục ý thức pháp luật cho người dân và phát huy quyền làm chủ của nhân dân ở địa bàn nông thôn.

Thứ năm: Tiếp tục đổi mới theo hướng đơn giản và cụ thể hóa các bước, các khâu, cách thức, q trình thực hiện nội dung Quy chế dân chủ ở cơ sở như việc xây dựng quy ước, quy trình bầu trưởng ấp, công khai các chương trình dự án ở cơ sở, quy trình lấy ý kiến tín nhiệm cán bộ chủ chốt, quy chế phối hợp giữa chính quyền với các tổ chức đồn thể...

Thứ sáu: Đầu tư thỏa đáng cơ sở kết cấu hạ tầng phục vụ cho việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; như điện, đường, trường, trạm, nước, thông tin, những nhu cầu thiết yếu phát triển dân sinh kinh tế ở cộng đồng dân cư ở mỗi địa phương. Địi hỏi các cấp chính quyền quan tâm chú trọng đúng mức, có như vậy mới tạo điều kiện cho người dân nhất là nông dân ở vùng sâu, vùng xa, được tiếp cận thông tin và làm cơ sở để biết, để bàn, làm và kiểm tra các công việc của chính quyền cơ sở trong phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Vì vậy, tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở lên một tầm cao mới, mang tính bền vững sẽ là một nhân tố quan trọng đảm bảo sự ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội ở mỗi địa phương, góp phần tích cực vào cơng cuộc đổi mới, đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Một phần của tài liệu Nâng cao ý thức pháp luật trong thực hiện dân chủ ở nông thôn huyện cờ đỏ, thành phố cần thơ hiện nay (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w