Những hạn chế về công tác nâng cao ý thức pháp luật của công dân trong thực hiện dân chủ ở nông thôn huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần

Một phần của tài liệu Nâng cao ý thức pháp luật trong thực hiện dân chủ ở nông thôn huyện cờ đỏ, thành phố cần thơ hiện nay (Trang 64 - 68)

công dân trong thực hiện dân chủ ở nông thôn huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ

Trước hết, về chủ thể giáo dục pháp luật: đội ngũ cán bộ làm công tác giáo dục pháp luật như báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật so với nhu cầu thực tế còn thiếu và yếu, trình độ chun mơn nghiệp vụ cịn hạn chế và không đồng đều. Nhận thức của một số chủ thể về công tác giáo dục pháp luật cho người nơng dân cịn hạn chế, có địa phương cịn xem đó là nhiệm vụ của ngành tư pháp, vì vậy, cơng tác phổ biến giáo dục pháp luật cho nông dân chưa được làm thường xuyên.

Về nội dung giáo dục pháp luật cho nơng dân cịn nghèo nàn, đơn điệu, mới chỉ tập trung vào việc phổ biến một số văn bản mới được ban hành. Về hình thức tuy có đa dạng nhưng mới chỉ tập trung vào hình thức tuyên truyền miệng, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng. Chưa khai thác triệt để và đổi mới các hình thức giáo dục pháp luật đang phát huy hiệu quả hiện nay như: hoạt động trợ giúp pháp lý, tìm hiểu pháp luật, câu lạc bộ đoàn thể với pháp luật... Mặt khác, phương pháp giáo dục vẫn còn chậm

đổi mới, thiếu hấp dẫn, mới chỉ chú ý đến các việc thuyết phục, giải thích, xử lý tình huống chung chung chưa chú ý đến phương pháp nêu gương, chỉ đạo làm điểm một số đơn vị, địa phương gắn với kiểm tra, đánh giá tổng kết.

Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật chưa làm thường xuyên. Nhận thức của một số Cấp ủy đảng, chính quyền, đồn thể, tổ chức xã hội nhất là cơ sở về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật chưa đầy đủ. Hoạt động của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật hiệu quả chưa cao. Một bộ phận cán bộ, đảng viên, nhân dân hiểu biết pháp luật còn hạn chế, ý thức tuân thủ pháp luật không nghiêm.

Nguyên nhân của hạn chế

Những hạn chế về ý thức pháp luật của nhân dân xuất phát từ nhiều ngun nhân. Trước hết đó là do trình độ dân trí của một bộ phận nhân dân cịn hạn chế nhất là ở những vùng nơng thơn, vì vậy trình độ nhận thức pháp luật của nhân dân cịn thấp. Cơng tác tun truyền pháp luật trong quần chúng chưa toàn diện, chưa sâu rộng và chưa hiệu quả. Những hành vi vi phạm pháp luật của người dân có thể do khơng nhận thức được hành động của mình, có thể nhận thức được nhưng vẫn cố tình vi phạm vì mục đích cá nhân. Ngồi ra cịn nhiều ngun nhân khác như những ảnh hưởng tiêu cực của nền kinh tế thị trường, sự tác động của tư tưởng, tâm lý xã hội tiêu cực, lạc hậu…

Chất lượng thực hiện Quy chế dân chủ tại một số cơ quan, đơn vị địa phương trên địa bàn huyện chưa đồng đều, thiếu thường xun, cịn mang tính hình thức, nặng về hành chính, tính vận động, giáo dục, thuyết phục chưa cao. Hoạt động của các Ban Thanh tra nhân dân, ban giám sát đầu tư cộng đồng hiệu quả chưa cao, kiến thức chuyên môn giám sát cịn hạn chế; cơng tác cải cách hành chính vẫn chưa đạt yêu cầu đề ra. Việc triển khai những nội dung công khai để nhân dân tham gia ý kiến, bàn và quyết định, giám sát vẫn còn nhiều hạn

chế, lúng túng, việc giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo một số vụ việc còn chậm, trả lời ý kiến của cử tri chưa thỏa đáng...

Thực tế cho thấy, một trong những nguyên nhân dẫn đến hành vi vi phạm pháp luật là trình độ hiểu biết pháp luật, ý thức pháp luật, sự tôn trọng pháp luật của một bộ phận nhân dân còn hạn chế. Trong thời gian qua, việc tuyên truyền pháp luật thông qua các phương tiện thơng tin đại chúng, thơng qua các hình thức tuyên truyền khác đã mang lại những kết quả nhất định. Tuy nhiên, so với yêu cầu nâng cao trình độ, ý thức pháp luật cho nhân dân thì những kết quả đó vẫn chưa tương xứng. Chính vì vậy, việc nâng cao trình độ pháp luật cho nhân dân theo yêu cầu quản lý nhà nước bằng pháp luật hiện nay đang là vấn đề cấp thiết.

Mơi trường pháp luật, trình độ hiểu biết pháp luật của người nơng dân thấp chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế của hệ thống pháp luật ở nước ta hiện nay. Đòi hỏi một mặt phải nâng cao đời sống kinh tế - xã hội, xây dựng môi trường pháp luật tiến bộ, hiện đại, đồng thời cần xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật đồng bộ, thiết thực, hiệu quả phù hợp với đối tượng người dân tại huyện Cờ Đỏ.

Đội ngũ cán bộ quản lý pháp luật chưa đáp ứng được yêu cầu cơng cuộc cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn, chậm đổi mới, thiếu kiến thức chuyên môn pháp lý mâu thuẫn với nhu cầu hiểu biết, thông tin pháp luật của người nông dân ngày một tăng.

Mâu thuẫn giữa hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật với thi hành pháp luật ở cơ sở, vụ việc cần xử lý nghiêm minh theo pháp luật. Yêu cầu nâng cao ý thức, tôn trọng pháp luật với việc thực hiện pháp luật trong thực tế.

Trong quá trình thực hiện pháp luật ở địa bàn nơng thơn, cịn khơng ít cán bộ đảng viên thiếu tính gương mẫu trước nhân dân, suy thối phẩm chất

tư cách đạo đức, thậm chí cịn vi phạm pháp luật đã trực tiếp tác động đến niềm tin của nông dân đối với pháp luật xã hội chủ nghĩa.

Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho người nơng dân chậm đổi mới, mâu thuẫn với tình trạng vi phạm pháp luật, các loại tệ nạn xã hội, tội phạm có chiều hướng gia tăng.

Kết luận chương 2

Từ thực tiễn và những kết quả trong việc nâng cao ý thức pháp luật cho người nông dân ở nông thôn huyện Cờ Đỏ, thông qua công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật cho công dân, cần chú ý đến khả năng nhận thức, lĩnh hội những kiến thức, hiểu biết về pháp luật của các tầng lớp dân cư, các loại đối tượng từ đó lựa chọn những phương pháp tuyên truyền giáo dục phù hợp. Bên cạnh đó, ý thức bảo vệ pháp luật hiện nay cũng đã được quan tâm. Xuất hiện trong cuộc sống của chúng ta nhiều tấm gương về người tốt, việc tốt trong thực hiện pháp luật, họ đã nâng cao tinh thần trách nhiệm của mình trong việc bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, trở thành những tấm gương sáng trong việc giúp cho các cơ quan chức năng thi hành công vụ, trong việc bắt giữ tội phạm, tố giác những hành vi của những người thực hiện hành vi trái pháp luật. Như vậy, có thể nói rằng đã có nhiều bước chuyển biến đáng mừng trong tư tưởng tình cảm của người dân đối với việc chấp hành pháp luật.

Từ những kết quả và hạn chế của việc nâng cao ý thức pháp luật trong thực hiện dân chủ ở nông thôn huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ hiện nay để các cấp ủy, chính quyền và nhân dân nhận thức rỏ hơn về vai trị, vị trí của cơng tác này, đề ra những quan điểm, giải pháp đáp ứng với yêu cầu của giai đoạn mới hiện nay.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Nâng cao ý thức pháp luật trong thực hiện dân chủ ở nông thôn huyện cờ đỏ, thành phố cần thơ hiện nay (Trang 64 - 68)