thôn
Thứ nhất, thực hiện mục tiêu quyền lực thuộc về nhân dân, quyền lợi và
nghĩa vụ của người nông dân với tư cách là cơng dân được thể chế hóa bằng pháp luật:
Trong chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa, con người và nhu cầu đa dạng của họ luôn là trung tâm chú ý của tồn bộ hệ thống chính trị. Chủ thể tạo dựng, nuôi dưỡng, phát huy quyền làm chủ chính là tồn bộ nhân dân, trước hết là quần chúng lao động. Quyền và nghĩa vụ của công dân được bảo đảm trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, tư tưởng, tổ chức, pháp luật trong đó nhân tố quyết định là kinh tế. Đồng thời dân chủ gắn với cơng bằng, bình đẳng xã hội, kỷ cương, xóa bỏ áp bức bóc lột.
Nước ta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, việc xây dựng và hoàn thiện thiết chế dân chủ là một yêu cầu thiết yếu. Tuy cơ sở vật chất kỹ thuật, mặt bằng dân trí chưa cao nhưng đòi hỏi thực hiện về nội dung dân chủ rất tồn diện, nó bao quát các lĩnh vực của đời sống xã hội, từ kinh tế, chính trị, văn
hóa tư tưởng; từ các mối quan hệ giữa con người với con người; đến quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng; giữa công dân với Nhà nước, giữa các thành viên với tổ chức... “Trong đó dân chủ kinh tế và dân chủ chính trị là quan trọng hàng đầu, tác động trực tiếp đến dân chủ trong lĩnh vực xã hội, ý thức tư tưởng. Nó biểu hiện trực tiếp trên vấn đề quyền con người (nhân quyền) và quyền công dân (dân quyền), cốt lõi của dân chủ kinh tế là lợi ích. Cốt lõi của dân chủ chính trị là quyền lực thuộc về nhân dân” [8, tr.15].
Khẳng định mục tiêu quyền lực thuộc về nhân dân “dân tộc độc lập, dân quyền tự do và dân sinh hạnh phúc”, điều đó thể hiện hết sức rõ trong Hiến pháp và pháp luật của Nhà nước ta từ khi thành lập đến nay. Chẳng hạn như Hiến pháp 1946 “Điều thứ 1:... Tất cả quyền trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam, khơng phân biệt nịi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo” [25, tr.8]. Hiến pháp 1959, 1980, Hiến pháp (sửa đổi) 1992 và như Chủ tịch Hồ Chí Minh khái quát: “Nước ta là nước dân chủ, bao nhiêu lợi ích đều vì dân. Bao nhiều quyền hạn đều của dân” [39, tr.698].
Ở nước ta, quyền và nghĩa vụ người nơng dân với tư cách cơng dân được thể chế hóa bằng pháp luật. Chẳng hạn ngay trong Điều 6 Hiến pháp năm 1946 viết: “Tất cả công dân Việt Nam đều ngang nhau về mọi phương diện: chính trị, kinh tế, văn hóa” [25, tr.9]. Lợi ích kinh tế hay quyền lợi về kinh tế luôn là động lực thúc đẩy các thành phần kinh tế phát triển; sản xuất nông nghiệp, tiểu nông của người nông dân vốn dĩ là một thành phần kinh tế khá phổ biến ở nước ta, mặc dù giá trị hàng hóa sản xuất trong tỷ trọng trong ngành kinh tế quốc dân ở nước ta thấp nhưng yếu tố chính trị - xã hội của nơng dân lại vơ cùng to lớn. Thực tế, có những giai đoạn, vấn đề nơng nghiệp, nơng dân và nông thôn trở thành bài tốn khó giải nhất của lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta.
Tuy nhiên, luôn đánh giá đúng vai trị quan trọng của nơng dân, Đảng và Nhà nước ta đã có những chủ trương, chính sách sáng tạo, kịp thời tạo ra động
lực mới kích thích người nơng dân phát huy quyền làm chủ của họ trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nâng cao ý thức pháp luật ở nông thôn.
Thứ hai, tiếp tục thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở (xã, phường, thị trấn) với
phương châm: “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.
Thực hiện dân chủ và phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong mọi hoạt động của đời sống xã hội là nhiệm vụ quan trọng nhằm động viên sức mạnh đoàn kết sáng tạo của dân tộc, vượt lên khó khăn, thử thách, thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ cách mạng.
Dân chủ là bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa, là mục tiêu và động lực của phát triển xã hội. Do vậy, bước vào thời kỳ đổi mới, trong cương lĩnh xây dựng đất nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Đảng ta khẳng định: “toàn bộ tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị nước ta trong giai đoạn mới là nhằm xây dựng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, đảm bảo quyền lực thuộc về nhân dân” [12, tr.64].
Chủ trương thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở của Đảng nhằm thực hiện các Nghị quyết của Đảng, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cụ thể hóa phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” mà Nghị quyết Đại hội lần thứ VI của Đảng đã nêu lên mở đầu thời kỳ đổi mới đất nước ở địa bàn quan trọng nhất (cơ sở); trong đó, cơ sở xã, phường, thị trấn và địa bàn nông thôn là những nơi đột phá thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở. Chỉ thị của Bộ Chính trị đã nêu rõ: “khâu quan trọng và cấp bách trước mắt và phát huy quyền làm chủ của nhân dân cơ sở, là nơi trực tiếp thực hiện mọi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, là nơi thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, trực tiếp và rộng rãi nhất”.
Để hoàn thiện những nội dung cơ bản của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động trong sự nghiệp cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước. Năm 1998 Bộ Chính trị (Khóa VIII) có Chỉ thị 30/CT-TW và sau đó Ủy ban Thường vụ Quốc hội ra Nghị quyết và ngày 10/5/1998 Chính phủ ra Quy chế thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn.
Nội dung cơ bản của quy chế dân chủ ở cơ sở đó là cụ thể hóa, cơng khai hóa cơng việc chính quyền địa phương đảm bảo cho “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.
Thực tế, để thực hiện dân chủ ở cơ sở, phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động đã được Đại hội VI của Đảng (12-1986) khẳng định, rằng “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, đó là nề nếp hàng ngày của xã hội mới, thể hiện chế độ nhân dân lao động tự quản lý nhà nước của mình” [13, tr.112]. Đây là nội dung có tính khái qt cao trong thực hiện quy chế dân chủ cơ sở. “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” là bốn khâu của q trình cơng khai hóa, dân chủ hóa ở cơ sở. Chúng có quan hệ chặt chẽ, tạo ra sự tùy thuộc lẫn nhau, đảm bảo cho nhau thực hiện tốt hơn. Bởi vậy, nó trở thành phương châm hiện thực hóa quy chế dân chủ ở cơ sở, nó thực sự đáp ứng yêu cầu bức xúc của nhân dân, đặc biệt đối tượng là người nơng dân, nó dễ hiểu, dễ nhớ, để bàn để thực hiện ở địa bàn nông thôn.
Thứ ba, nâng cao hiệu quả quản lý xã hội ở nông thơn của chính quyền địa
phương với sự tham gia đơng đảo của nhân dân theo 3 phương thức của cơ chế dân chủ: dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện, dân chủ tự quản.
Việc đảm bảo quyền dân chủ của công dân được thực hiện theo phương thức dân chủ đại diện là chủ yếu, chẳng hạn như ở Mỹ, một đại cử tri có thể thay cho một số lượng lớn cử tri. Tuy nhiên, phương thức dân chủ trực tiếp vẫn được sử dụng ở phần nhiều các nước dân chủ, ở Việt Nam bầu cử đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, quyền đề cử ứng cử, hiệp thương theo Luật định. Các đại biểu là người đại diện cho cử tri ở địa phương, đơn vị hoạt động theo khuôn khổ của pháp luật.
Nhằm nâng cao hiệu quả quản lý xã hội ở nông thôn, việc xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, cho thấy phương thức dân chủ trực tiếp đã phát huy hiệu quả, điều này đồng nghĩa với sự xóa bỏ ranh giới nơng thơn với đơ thị, xóa bỏ cơ chế quan liêu bao cấp, khẳng định tính đúng đắn của quy chế dân chủ ở xã, phường, thị trấn.
Một phương thức thực hiện dân chủ ở nông thôn nước ta hiện nay khá phổ biến và rất hiệu quả đó là phương thức tự quản ở các cộng đồng làng xã, thơn bản... Như “Làng an tồn”, “khu dân cư tự quản”. Đây là hình thức dân chủ hỗn hợp, hoạt động đa dạng thiết thực, hiệu quả với sự tham gia đông đảo các tầng lớp nhân dân ở nơng thơn, ở đó người đại diện (hoặc ban đại diện) được quần chúng bầu ra (dân chủ đại diện) để điều hành và trực tiếp tham gia các công việc của địa phương (dân chủ trực tiếp), thời gian hoạt động của hình thức tự quản này cũng tùy thuộc vào điều kiện từng địa phương, đơn vị và hưởng ứng của các thành viên. Hiện nay, hình thức “dân cư tự quản” ở địa bàn nông thôn, đã phát huy tác dụng tích cực trong việc quản lý xã hội ở địa phương, góp phần ổn định an ninh chính trị, trật tự xã hội, tăng cường đoàn kết nội bộ nhân dân. Đảm bảo hài hòa vận hành cơ chế dân chủ trực tiếp - đại diện và tự quản với sự tham gia rộng rãi, đa phương diện của người dân ở nơng thơn chính là phương thức hiện thực hóa quyền làm chủ của nhân dân ở cơ sở trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
Tóm lại, nội dung cơ bản thực hiện dân chủ ở nơng thơn đó là mục tiêu
hiện thực hóa quyền lực thuộc về nhân dân, phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ của nhân dân lao động, quyền và nghĩa vụ của người nông dân được tôn trọng và được thể chế hóa bằng pháp luật. Đó là việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện quy chế dân chủ cơ sở với phương châm: “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” và ba phương thức của cơ chế: dân chủ trực tiếp, đại diện và tự quản.