chủ ở nơng thơn
Có thể nói, lịch sử từ trước tới nay, bất cứ Nhà nước dân chủ nào cũng đều phải dùng pháp luật để quản lý, điều hành xã hội, đồng thời tăng cường hoàn thiện các thiết chế tương ứng để duy trì trật tự xã hội ấy. “Dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc”, đó là mục tiêu lớn nhất của mỗi chế độ dân chủ nhất định. Tuy nhiên, một thực tế trở thành quy luật đó là khơng phải đối với người dân thứ gì Nhà nước cũng “luật hóa” nếu như quyền tự do (nhân quyền), quyền dân chủ (dân quyền) được Nhà nước bảo hộ thơng qua quy phạm pháp luật là hồn tồn đúng về ngun tắc, song, con người khơng chỉ ăn ở mặc đi lại mà còn các nhu cầu vật chất, tinh thần khác nữa, chưa nói đến tâm lý, tình cảm, đạo đức, học vấn, sở thích... những việc như: trai làng nhất thiết phải tham gia Lễ hội của làng, những “quy ước” có tính chất “Luật bất thành văn” ở nông thôn Việt Nam không hẳn cần pháp luật can thiệp vào mà với tư cách là công dân, người dân trong chế độ dân chủ có quyền làm bất cứ điều gì mà pháp luật khơng cấm.
Mặt khác, để đảm bảo quyền tự do, quyền dân chủ của người dân, Nhà nước phải thể chế hóa bằng pháp luật chứ khơng thì xã hội trở nên rối loạn, vơ chính phủ, bởi lẽ pháp luật sẽ là cơng cụ sắc bén, có uy quyền, có hiệu lực để đảm bảo cho mỗi người, mọi người trong xã hội không xâm phạm tự do của nhau, mọi người sống và hoạt động trong một khuôn khổ chung, theo một thước đo hành vi chung đó là pháp luật.
Chúng ta biết rằng pháp luật với tư cách là cơng cụ, là phương tiện những quy tắc có tính chung nhất của một Nhà nước, của giai cấp cầm quyền nhằm mục đích củng cố và bảo vệ trật tự mà xã hội mong muốn. Bởi vậy, nói đến một chế độ dân chủ, được xem như một chế độ chính trị - xã hội, một hình thức nhà nước, lẽ dĩ nhiên nó phải gắn liền với pháp luật, khơng thể có Nhà
nước mà khơng có pháp luật, vì vậy, nhấn mạnh tầm quan trọng của pháp luật trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Văn kiện Hội nghị giữa nhiệm kỳ (Khóa VII) của Đảng ta đã chỉ rõ: Tiếp tục xây dựng và từng bước hồn thiện Nhà nước pháp quyền Việt Nam. Đó là Nhà nước của dân, do dân, vì dân, quản lý mọi mặt đời sống xã hội bằng pháp luật, đưa đất nước phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa [14, tr.56].
Pháp chế là những chế định pháp luật bắt buộc của bộ máy quản lý pháp luật để điều chỉnh các quan hệ xã hội, để duy trì trật tự pháp luật thể hiện tính quyền uy, tính nghiêm minh của pháp luật hiện hành, là sự tuân thủ và thực hiện đầy đủ pháp luật trong tổ chức và hoạt động của Nhà nước, của các cơ quan, đơn vị tổ chức và đối với công dân.
Phải khẳng định rằng, giữa dân chủ và pháp luật ln có mối quan hệ khăng khít và tác động qua lại lẫn nhau. Nếu nói dân chủ cho mọi người, hay quyền làm chủ của mỗi công dân, quyền tự do của nhân dân cần được hiểu theo nghĩa rộng đó là quyền thực sự của mỗi cơng dân được làm bất cứ những gì mà pháp luật khơng cấm, nói một cách khác những gì ngồi hành lang pháp lý quy định. Còn hiểu theo nghĩa hẹp, trong mối quan hệ xã hội nhất định thì tự do của mỗi cơng dân phải tn thủ theo những gì pháp luật cho phép.
Mối quan hệ giữa dân chủ và pháp luật rất khăng khít tác động qua lại với nhau, ở chỗ:
Pháp luật ra đời cùng với Nhà nước, từ những quy tắc ứng xử chung đó là các quy phạm pháp luật thể hiện ý chí của giai cấp thống trị. Theo Ph.Ăngghen quy tắc đó là thói quen, sau đó trở thành pháp luật [36, tr.378]. Pháp luật là công cụ quản lý xã hội của Nhà nước, của giai cấp cầm quyền. Với tính cách là một chế độ chính trị xã hội, dân chủ lấy pháp luật làm phương tiện đảm bảo thể chế chính trị ấy.
Dân chủ với nghĩa quyền lực thuộc về nhân dân, là mục tiêu và động lực phát triển của xã hội, lại được hình thành từ kết quả đấu tranh lâu dài của nhân dân lao động. Là sản phẩm của quá trình nhận thức, là những nấc thang phản ánh tiến bộ xã hội loài người.
Chúng ta biết rằng, cơ sở quyết định và chi phối sự phát triển của pháp luật và dân chủ đó là yếu tố kinh tế, là tồn tại xã hội. Pháp luật và dân chủ là những bộ phận trong kết cấu kiến trúc thượng tầng, ý thức xã hội, tuy đặc tính, chức năng có khác nhau nhưng chúng lại có mối quan hệ gắn bó mật thiết qua lại với nhau. Pháp luật nhìn chung phụ thuộc vào trình độ nền dân chủ hiện hành hoặc ảnh hưởng tác động của các nền dân chủ khác. Ví dụ, Hiến pháp nước cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 trên nền tảng của những Hiến pháp (1946), (1959), (1980), (1992) nó có những điều chỉnh, sửa đổi phù hợp với điều kiện hoàn cảnh thực tế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa và cơng ước quốc tế. Cịn dân chủ lại phụ thuộc vào các điều kiện khách quan về kinh tế, chính trị, xã hội. Tuy nhiên, pháp luật cũng có tác động trở lại đối với dân chủ. Pháp luật có thể thúc đẩy dân chủ phát triển, hoặc ngược lại kìm hãm sự phát triển của dân chủ dưới nhiều hình thức và mức độ khác nhau.
Nói đến dân chủ với nghĩa quyền lực thuộc về nhân dân, điều đó cần được hiểu các quyền của công dân phải được thể chế hóa bằng pháp luật, thơng qua hệ thống pháp luật; bởi pháp luật, pháp quyền xã hội chủ nghĩa là của nhân dân lao động xây dựng lên, khơng có dân chủ chung chung, trừu tượng, dân chủ là cụ thể. Dân chủ là quyền làm chủ chính đáng của người dân, được thể chế bằng pháp luật cụ thể [20, tr.35]. Với chức năng quan trọng của mình, pháp luật là cơ sở đảm bảo cho quyền dân chủ được thực hiện, pháp luật là những quy định thành văn đảm bảo cho dân chủ vận động trong khuôn khổ, trật tự, hành lang hợp lý và nó là cơng cụ của mỗi cá nhân trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội.
Kết luận chương 1
Nâng cao ý thức pháp luật của người dân ở nông thôn là một trong những nhiệm vụ đặc biệt quan trọng trong toàn bộ hoạt động của Đảng; là lĩnh vực trọng yếu để xây dựng, bồi đắp nền tảng của cả hệ thống chính trị, tuyên truyền, giáo dục, động viên và tổ chức cho Nhân dân thực hiện các nhiệm vụ cách mạng, khẳng định và nâng cao vai trị tiên phong của Đảng về chính trị, lý luận, trí tuệ, văn hóa và đạo đức; thể hiện vai trò đi trước, mở đường trong sự nghiệp xây dựng nhà nước pháp quyền.
Nâng cao ý thức pháp luật của người dân nông thôn là khâu quan trọng của công tác tư tưởng nhằm truyền bá các quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách của Đảng; pháp luật của Nhà nước đến với quần chúng nhằm xây dựng nhận thức mới, củng cố niềm tin và cổ vũ hành động, trang bị cho quần chúng nhân dân những tri thức về quy luật phát triển của xã hội, nâng cao tính tích cực, sáng tạo trong quần chúng, trong công cuộc cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới.
CHƯƠNG 2