Đẩy mạnh và đa dạng hóa các loại hình tun truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong thực hiện dân chủ ở nông thôn huyện Cờ Đỏ,

Một phần của tài liệu Nâng cao ý thức pháp luật trong thực hiện dân chủ ở nông thôn huyện cờ đỏ, thành phố cần thơ hiện nay (Trang 72 - 76)

biến giáo dục pháp luật trong thực hiện dân chủ ở nông thôn huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ

Công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật trở nên hết sức quan trọng và bức thiết đối với việc nâng cao ý thức cho người nông dân hiện nay. Bởi lẽ, giáo dục pháp luật chính là sự tác động chủ động của chủ thể giáo dục lên khách thể. Bản chất của giáo dục pháp luật đó là hoạt động định hướng có tổ chức, có chủ định của chủ thể giáo dục tác động lên đối tượng giáo dục nhằm mục đích hình thành ở họ tri thức pháp luật, tình cảm và hành vi phù hợp với các đòi hỏi của hệ thống pháp luật hiện hành.

- Xây dựng, hồn thiện hạ tầng cơng nghệ thông tin đảm bảo cho các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật trên mơi trường mạng an tồn và hiệu quả;

- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành và hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật;

- Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin, nâng cao kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin cho đội ngũ người làm công tác quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật, Báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật, nhất là ứng dụng thực hiện các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật trong môi trường công nghệ thông tin.

- Khuyến khích, tạo điều kiện để các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia, triển khai các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật rộng rãi và có hiệu quả; đa dạng hóa các hình thức, biện pháp phổ biến, giáo dục pháp luật; nâng cao chất lượng hoạt động quản lý công tác này đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước.

Tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho nhân dân, nâng cao dân trí nói chung, trong đó dân trí pháp luật là một trong những chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước ta. Bởi lẽ, nó có tác dụng cực kỳ quan trọng trong việc nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, quản lý xã hội bằng pháp luật. Nó làm cơ sở cho việc thực hiện, phát huy dân chủ cơ sở, mở rộng quyền tự do cho mọi người. “Điều quan trọng để phát huy dân chủ là xây dựng và hoàn chỉnh hệ thống pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, nâng cao dân trí, hiểu biết pháp luật và ý thức tuân thủ pháp luật của nhân dân, thường xuyên giáo dục pháp luật, xây dựng ý thức sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật trong nhân dân” [61, tr.91-92].

Nâng cao mặt bằng dân trí về pháp luật là nhân tố quan trọng để người nơng dân thực hiện quyền làm chủ của mình, đồng thời có điều kiện tham gia, đóng góp ý kiến chủ trương, chính sách, bổ sung những chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, giúp họ hiểu rõ quyền lợi và nghĩa vụ của mình trong quá trình quản lý cơ sở và đất nước.

Để đa dạng hóa các loại hình tun truyền, phổ biến giáo dục pháp luật nâng cao ý thức pháp luật, dân trí pháp luật cho người nông dân nhằm thực hiện dân chủ ở nông thôn hiện nay cần tập trung tiến hành một số biện pháp sau:

Thứ nhất, Về nội dung tuyên truyền giáo dục pháp luật cho người nông dân cần phải đầy đủ, cụ thể hóa những văn bản pháp luật liên quan trực tiếp, thiết thực với họ.

Thứ hai, Về hình thức và biện pháp tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho người nông dân.

Trước hết phải coi trọng việc đưa giáo dục pháp luật vào trong hệ thống các trường học ở địa bàn nông thôn. Chăm lo đến đối tượng con em nông dân ngay từ tuổi học đường. Trang bị cho đối tượng này những kiến thức cơ bản, những hành vi ứng xử tối thiểu để các em học sinh có những hành trang pháp lý tối thiểu bước vào cuộc sống sau này. Họ cũng vừa là cầu nối giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân trong tương lai, làm chủ ở nơng thơn sau này. Do vậy, phải có những đổi mới cả nội dung, hình thức cho phù hợp ở mỗi cấp, lứa tuổi và địa bàn.

Thứ ba, Tăng cường việc hướng dẫn, phổ biến, giải thích, giải đáp pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng ở địa bàn nơng thơn như truyền hình, các loại báo, tạp chí, bướm tin, tờ rơi, panơ, áp phích... sẽ có tác dụng rất lớn trong việc phổ biến, giải thích, cổ vũ, động viên tập hợp lực lượng quần chúng và định hướng dư luận xã hội. Với phương châm kiên trì, tỷ mỷ, thiết thực hiệu quả, “mưa dầm thấm lâu” sẽ có tác dụng lớn làm chuyển đổi thái độ, tình cảm, tâm lý, ý thức của người nông dân đối với pháp luật. Bởi lẽ, thông qua việc tiếp nhận, xử lý thông tin pháp luật, cùng với sự định hướng pháp luật, người nơng dân hình thành từng bước thói quen, tiếp

cận ngơn ngữ quy phạm pháp luật, qua đó họ có được những tri thức cần thiết để có thể áp dụng vào đời sống với các mối quan hệ xã hội, làm phương tiện để bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình.

Tuy nhiên, một thực tế đặt ra hiện nay đó là thơng tin về tới nông thôn, đối với người nông dân vừa thiếu vừa yếu, đặc biệt ở địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Do vậy, đây cũng là một nguyên nhân bà con nông dân đói về kiến thức pháp luật, thậm chí hầu như khơng hiểu biết gì về pháp luật, tâm trạng thái độ thờ ơ khơng quan tâm đến pháp luật.

Vì thế, để khắc phục tình trạng trên, trong thời gian tới, cùng với việc mở rộng chuyên mục về phổ biến, giải đáp pháp luật với thời lượng và nội dung phong phú hơn. Nhà nước và địa phương cần có những chế độ chính sách mới như trợ giá, miễn phí cho đối tượng vùng sâu vùng xa, vùng dân tộc ít người, để nhân dân, trước hết là bà con nơng dân ở đó có điều kiện tiếp xúc thơng tin cần thiết về pháp luật.

Thứ tư, Việc đa dạng hóa nội dung, hình thức tun truyền, phổ biến pháp luật cần phải đẩy mạnh cơng tác xã hội hóa các hoạt động giáo dục pháp luật như “trợ giúp pháp lý”, “tư vấn pháp luật”, “văn phòng luật sư”, ở các cấp, nhất là cấp cơ sở và địa bàn nông thôn, tăng cường hoạt động của Ban thanh tra nhân dân, Ban Tư pháp, tổ hòa giải... tiếp tục đẩy mạnh các hình thức, mơ hình tự quản như mơ hình “làng văn hóa”, “khu dân cư văn hóa”, “khu dân cư tự quản”, “làng xã an tồn”... cùng loại hình các cuộc vận động như tồn dân đồn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, “ông bà mẫu mực, con trung hiếu, cháu thảo hiền” (Ủy ban Mặt trận tổ quốc phát động, Câu lạc bộ: Tuổi trẻ với pháp luật, phong trào thanh niên lập nghiệp, tuổi trẻ giữ nước (Đoàn Thanh niên), cuộc vận động chị em phụ nữ giúp nhau làm kinh tế, nuôi dạy con khỏe (Hội Phụ nữ), Câu lạc bộ nông dân sản xuất kinh

doanh giỏi (Hội nông dân)... nhằm nâng cao ý thức tự chủ, tự giác, tự quản của nhân dân, nhất là bà con ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người.

Thứ năm, Tăng cường giáo dục pháp luật cho đối tượng là nông dân thông qua nâng cao chất lượng xét xử các vụ án lưu động ở địa bàn nơng thơn, nhất là các vụ án hình sự, dân sự ở phạm vi pháp luật cho phép; thông qua bản án, quyết định xử đúng người, đúng tội danh, đúng pháp luật của Tịa án sẽ có tác dụng giáo dục pháp luật rất lớn. Không chỉ với người được áp dụng mà ngay cả với những người tham dự phiên tịa, do vậy địi hỏi phải khơng ngừng nâng cao hơn nữa chất lượng làm án, xét xử, thi hành án đối với đối tượng nông dân ở địa bàn nông thơn.

Một phần của tài liệu Nâng cao ý thức pháp luật trong thực hiện dân chủ ở nông thôn huyện cờ đỏ, thành phố cần thơ hiện nay (Trang 72 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w