5. Kết cấu của luận văn
1.2.1. Công tác quản lý thuế tài nguyên tại Cục thuế tỉnh Bắc Kạn
Bắc Kạn sở hữu nhiều mỏ khoáng sản; có nhiều doanh nghiệp tham gia khai thác, chế biến khoáng sản. Lợi thế này đem lại nguồn thu lớn cho ngân sách Nhà nước nhưng cũng không tránh khỏi việc thất thu. Khoáng sản vẫn chảy đi và thất thu thuế, phí tài nguyên đang trở thành một vấn đề bức xúc.
Thuế tài nguyên đang đóng góp một phần không nhỏ vào tổng thu ngân sách hàng năm của Bắc Kạn. Dù hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản diễn ra ở hầu khắp các địa bàn thì có những địa bàn như Ngân Sơn, nhiều mỏ được cấp phép nhưng số thu thấp.
Đến hết năm 2019, trên địa bàn huyện có 60 doanh nghiệp nợ thuế và phí với số tiền hơn 10 tỷ đồng, chiếm hơn nửa số thu thực tế. Trong đó có 9 doanh nghiệp khai thác khoáng sản nợ hơn 5 tỷ đồng. Nhiều doanh nghiệp nợ thuế với số tiền lớn đã không liên lạc được và khó mà thu được thuế nợ.
Công ty cổ phần Thương mại và Khoáng sản Nguyên Phát (Công ty Nguyên Phát) khai thác vàng ở xã An Thắng, (Pác Nặm) nợ thuế và phí bảo vệ môi trường hơn 184 tỷ đồng. Công ty Kim Mỹ Hưng, khai thác vàng tại Na Rì, được vàng rồi lặng lẽ bỏ lại bãi hoàn thổ kém chất lượng cùng khoản nợ thuế. Nhiều doanh nghiệp thì cố tình khai thác ra ngoài chỉ giới được cấp phép để “kiếm thêm”.
Có những doanh nghiệp như Công ty Cổ phần Khoáng sản Na Rì Hamico có phương án vận chuyển được phê duyệt thì chở quá trọng tải, thời điểm bị kiểm tra không xuất trình được hóa đơn, chứng từ. Điều đó khiến dư luận không thể không đặt câu hỏi: có bao nhiêu xe chở khoáng sản không được kê khai, không có hóa đơn đã đi ra khỏi Bắc Kạn? Tình trạng khai thác khoáng sản trái phép diễn ra ở Ngân Sơn;
26
khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ (Na Rì) cũng khiến Bắc Kạn mất đi rất nhiều thuế tài nguyên trong khi môi trường bị tàn phá nặng nề. Hay như mỏ vàng Pác Lạng, thuế tài nguyên chưa thấy đâu nhưng huyện Ngân Sơn năm nào cũng phải bỏ ra tiền tỷ để bảo vệ mỏ vàng này. Khai thác khoáng sản trái phép vừa mất tài nguyên, vừa thất thu thuế và hủy hoại môi trường.
Thu thuế trong lĩnh vực thuê đất, tài nguyên và phí bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản trên địa bàn huyện luôn là lĩnh vực gặp nhiều khó khăn, phức tạp. Thời gian qua, mặc dù UBND huyện đã chỉ đạo các ngành, các cấp tăng cường công tác quản lý, ngăn chặn tình trạng khai thác trái phép, trốn thuế, phá huỷ môi trường nhưng việc quản lý thu thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản hiện nay chỉ thực hiện được đối với các cơ sở có địa điểm cố định. Việc thu thuế và phí bảo vệ môi trường đối với các cá nhân trực tiếp khai thác cát, sỏi, đất, đá hầu như chưa quản lý được do địa bàn rộng, khai thác chủ yếu bằng thủ công, địa điểm không cố định, dẫn đến tình trạng không kê khai hoặc kê khai thiếu số lượng.
Thực tế tại Bắc Kạn công tác hậu kiểm hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản vẫn còn nhiều hạn chế. Bản thân ngành Thuế không có chức năng, đủ lực lượng và thời gian để có thể giám sát từng xe quặng của doanh nghiệp. Sở Công thương cũng khó mà giám sát tuyệt đối được việc thực hiện các phương án vận chuyển đã được phê duyệt. Hầu như năm nào cũng có sự vụ về việc chở quá tải trọng, chở không đúng phương án vận chuyển đã được phê duyệt xảy ra.
Để chống thất thu thuế tài nguyên, ngành Thuế tỉnh Bắc Kạn đã phối hợp với các ngành liên quan triển khai nhiều giải pháp. Trong đó, giải pháp cơ bản là doanh nghiệp trước khi vận chuyển theo phương án được duyệt phải hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế tài nguyên đối với khối lượng được phép vận chuyển. Đây là giải pháp hiệu quả nhưng khó triệt để nếu như công tác hậu kiểm không được thực hiện tốt. Điều cần quan tâm là phải có đánh giá trữ lượng chi tiết của từng mỏ khoáng sản để khi cấp phép có cơ sở để ấn định thuế khoán và thu phí bảo vệ môi trường. Hoạt động khai khoáng phải làm chặt từ khâu cấp phép, đánh giá trữ lượng, sản lượng khai thác. Khi số liệu chuẩn xác, rõ ràng thì hậu kiểm sẽ dễ dàng và sẽ không có cơ hội cho
27
doanh nghiệp gian dối.