5. Kết cấu của luận văn
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thuế tài nguyên
1.3.1. Các nhân tố khách quan
a. Điều kiện thời tiết và địa hình
Thuế tài nguyên được hình thành dựa trên các căn cứ là sản lượng khai thác, giá tính thuế và thuế suất. Ba yếu tố trên ảnh hưởng trực tiếp đến sự thay đổi số thuế tài nguyên. Trong đó, việc đối chiếu xác định sản lượng tài nguyên khai thác trong kỳ của doanh nghiệp đòi hỏi Cơ quan thuế, cơ quan tài nguyên môi trường và các cơ quan hữu quan khác phải phối hợp kiểm tra thực địa. Việc kiểm tra thực địa có đảm bảo thường xuyên, liên tục và hiệu quả hay không ngoài phụ thuộc vào các yếu tố chủ quan như: quy chế phối hợp giữa các cơ quan, năng lực của công chức thực hiện,… còn phụ thuộc vào điều kiên thời tiết và địa hình của địa điểm khai thác tài nguyên.
Tính chất điển hình của khí hậu Việt Nam là tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm, có tính chất đa dạng và thất thường. Nước ta có hơn 5.000 điểm quặng và tụ khoáng của 60 loại khoáng sản khác nhau, phần lớn các khoáng sản có trữ lượng vừa và nhỏ. Các khoáng sản có trữ lượng lớn là: than đá, dầu mỏ, apatit, đá vôi, sắt, crôm…
Địa hình Việt Nam đa dạng, nhiều kiểu loại, trong đó: đồi núi chiếm đến ¾ diện tích lãnh thổ. Nhiều tiềm năng rừng, khoáng sản, thủy điện... Tuy nhiên sự phân bố của các bậc địa hình như: đồi núi, đồng bằng, thềm lục địa thấp dần từ nội địa ra
30
tới biển cũng khiến cho việc khai thác tài nguyên, khoáng sản còn gặp nhiều khó khăn.
Nếu điều kiện thời tiết và địa hình của địa điểm khai thác tài nguyên thuận lợi thì việc kiểm tra thực địa sẽ thuận lợi hơn, dẫn đến việc quản lý sản lượng khai thác tài nguyên trong kỳ của tổ chức, cá nhân sẽ chặt chẽ hơn. Ngược lại, nếu địa điểm khai thác tài nguyên có điều kiện thời tiết khắc nghiệp và địa bàn thuộc vùng sâu, vùng xa, địa hình đồi núi phức tạp, hiểm trở thì việc kiểm tra thực địa sẽ khó khăn không hiệu quả, dẫn đến việc công tác quản lý thuế tài nguyên gặp nhiều khó khăn.
b. Đặc điểm nguồn tài nguyên khai thác
Cùng với điều kiện thời tiết và địa hình thì đặc điểm của loại tài nguyên khai thác cũng là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến công tác quản lý thuế tài nguyên. Theo bản chất tự nhiên, tài nguyên được phân loại thành: tài nguyên nước, tài nguyên đất, tài nguyên rừng, tài nguyên biển, tài nguyên khoáng sản, tài nguyên năng lượng, tài nguyên khí hậu, cảnh quan, di sản văn hóa kiến trúc, tri thức khoa học và thông tin. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật đang làm thay đổi giá trị của nhiều loại tài nguyên. Nhiều loại tài nguyên khai thác đến mức cạn kiệt, trở nên quý hiếm; nhiều loạitài nguyên có giá trị cao trước đây, nay trở thành phổ biến và rẻ tiền do tìm được phương pháp chế biến hiệu quả hơn hoặc được thay thế bằng loại khác.
Đối với các loại tài nguyên quý hiếm, trữ lượng hạn chế, giá trị cao thì giá tính thuế tài nguyên và thuế suất thường cao dẫn đến số thuế phải nộp trên một đơn vị tài nguyên khai thác là tương đối lớn. Do đó, rủi ro trốn lậu thuế của tổ chức, cá nhân khai thác những loại tài nguyên này cũng thường cao hơn. Điều này đặt ra yêu cần Cơ quan thuế phải ngày càng hoàn thiện công tác quản lý thuế tài nguyên để có thể thu đúng, thu đủ, thu kịp thời và chống thất thu thuế tài nguyên, nhưng đồng thời cũng phải đảm bảo công bằng và quyền lợi hợp pháp của người nộp thuế tài nguyên.
c. Luật thuế và tính ổn định của Luật thuế
Hệ thống chính sách, pháp luật thuế nói chung và thuế tài nguyên nói riêng được áp dụng thống nhất đối với mọi thành phần kinh tế phải đảm bảo được sự động viên đóng góp bình đẳng và thực hiện công bằng xã hội. Hệ thống Luật thuế
31
tài nguyên một mặt góp phần bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên tiết kiệm, hợp lý, có hiệu quả, bảo vệ môi trường và bảo đảm nguồn thu cho ngân sách nhà nước; mặt khác phải thực sự khuyến khích mọi thành phần kinh tế, mọi ngành nghề kinh doanh, các tổ chức và cá nhân bỏ vốn, lao động, đầu tư trang thiết bị và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật cho sản xuất kinh doanh theo quỹ đạo của kế hoạch nhà nước.
Hệ thống thuế mang tính chấp vá, chồng chéo, thiếu căn cứ kinh tế, có thể vừa gây lạm thu, vừa gây thất thu lớn cho ngân sách nhà nước. Ngược lại, hệ thống chính sách thuế khoa học, đơn giản, dễ hiểu và ổn định trong thời gian dài tạo điều kiện nâng cao hiểu biết và nhận thức về nghĩa vụ công dân đối với thuế, tranh thủ được sự đồng tình ủng hộ rộng rãi của các tầng lớp dân cư và tự giác chấp hành luật thuế, từ đó tác dụng thúc đẩy hạch toán kinh tế, thực hiện nghiêm chế độ kế toán, hoá đơn chứng từ.
d. Nhận thức của người nộp thuế
Công tác quản lý thuế nói chung và quản lý thuế tài nguyên nói riêng phải đứng trước nhiều thách thức khác nhau để hoàn thành nhiệm vụ thu thuế vào ngân sách nhà nước. Một trong những thách thức đó là tính tuân thủ của người nộp thuế. Tùy theo tính tuân thủ của người nộp thuế mà cơ quan thuế có các nguyên tắc xử lý khác nhau. Cụ thuể là:
- Nếu hành vi của người nộp thuế là sẵn sang tuân thủ thì nguyên tắc xử lý của cơ quan thuế là tạo điều kiện thuận lợi nhất để người nộp thuế tuân thủ.
- Nếu hành vi của người nộp thuế là cố gắng tuân thủ nhưng không phải lúc nào cũng thành công thì nguyên tắc xử lý của cơ quan thuế hỗ trợ để người nộp thuế tuân thủ.
- Nếu hành vi của người nộp thuế là không muốn tuân thủ nhưng sẽ tuân thủ nếu cơ quan thuế quan tâm thì nguyên tắc xử lý của cơ quan thuế la ngăn chặn thông qua các biện pháp phát hiện vi phạm để người nộp thuế tuân thủ.
32
- Nếu hành vi của người nộp thuế là quyết tâm không tuân thủ thì nguyên tắc xử lý của cơ quan thuế là áp dụng toàn bộ quyền lực theo pháp luật để buộc người nộp thuế tuân thủ.
1.3.2. Các nhân tố chủ quan
a. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ, công chức thuế
Yếu tố này có vai trò quan trọng mang tính quyết định cho việc thực thi chủ trương, chính sách, bảo đảm thắng lợi cho công cuộc cải cách thuế. Hệ thống bộ máy quản lý thuế tài nguyên phải được kiện toàn, củng cố để có đủ điều kiện thực hiện có hiệu quả các chức năng, nhiệm vụ của cả hệ thống thuế. Bộ máy quản lý thuế nói chung và thuế tài nguyên nói riêng phải thống nhất từ trung ương đến địa phương, bảo đảm hiệu lực của cả hệ thống trong quá trình triển khai hệ thống chính sách thuế mới.
Phẩm chất và năng lực toàn diện của các công chức quản lý thuế phải được nâng cao về quan điểm, lập trường, đạo đức, về trình độ nghiệp vụ thuế, về khả năng tổ chức quản lý, thông thạo về kế toán, kiểm toán, có trình độ ngoại ngữ, biết sử dụng vi tính phù hợp với sự phát triển của ngành và đáp ứng được yêu cầu quản lý ngày càng cao trong tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ngày càng đa dạng và phức tạp.
b. Cơ chế phối hợp giữa các bộ phận chức năng trong cơ quan thuế và giữa cơ quan thuế với các cơ quan, ban ngành có liên quan
Bộ máy hoạt động của Chi cục Thuế bao gồm các Đội thuế thực hiện các chứng năng, nhiệm vụ theo sự phân công của tổ chức, đứng đầu là người lãnh đạo. Công tác quản lý thuế cũng được quản lý theo từng bộ phận chức năng, chịu trách nhiệm tương ứng với các quy trình quản lý thuế. Để tạo thành một thể thống nhất. quản lý hiệu quản thuế nói chung và thuế tài nguyên nói riêng, nhất thiết phải có sự phối hợp giữa các Đội thuế trong cơ quan thuế.
Công tác quản lý thuế theo quy trình quy định rõ nhiệm vụ của từng bộ phận, từng bước công việc trong quá trình quản lý thuế, xác định được công việc nào phối
33
hợp với đội thuế nào và Đội thuế nào có chức năng, nhiệm vụ cùng phối hợp thực hiện. Điều này tạo ra sự tương tác, gắn kết giữa các phòng ban để vừa có sự chuyên sâu trong quản lý, vừa có sự liên kết giữa các bộ phận để cùng nhau thực hiện nhiệm vụ chính trị chung của ngành thuế là thực hiện tốt công tác quản lý thuế.
Quản lý nguồn tài nguyên khoáng sản là quản lý từ khâu cấp phép đến khai thác sử dụng, nó tạo mối liên hệ giữa rất nhiều các cơ quan, tổ chức, không chỉ riêng cơ quan thuế mà có rất nhiều các cơ quan khác cùng tham gia, tác động vào để quản lý nguồn tài nguyên khoáng sản của quốc gia như Sở Tài nguyên môi trường, UBND các cấp,… Do đó, trong công tác quản lý thuế tài nguyên, phải có sự phối hợp giữa cơ quan thuế với các cơ quan hữu quan để thực hiện đúng thẩm quyền và trách nhiệm quản lý nhà nước về khoáng sản theo quy định của pháp luật, cùng đưa ra các giải pháp cùng đảm bảo đúng quy định của pháp luật về thuế tài nguyên, vừa đảm bảo phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội và các quy định cụ thể của địa phương nhằm chống thất thu thuế tài nguyên và bảo vệ được nguồn tài nguyên, khoáng sản của quốc gia, bảo vệ môi trường.
c. Cơ sở vật chất và trang thiết bị
Cơ sở vật chất và trang thiết bị là yếu tố có tính chất điều kiện tiền đề cho việc khai thuế, nộp thuế của người nộp thuế và công tác quản lý thuế của cơ quan thuế. Cơ sở vật chất và trang thiết bị ngành thuế ở đây được hiểu trên hai góc độ: Cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động tuân thủ thuế của người nộp thuế và cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động quản lý thuế của cơ quan thuế. Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2001-2010 cũng như giai đoạn 2011-2020 đã xác định ứng dụng công nghệ thông tin và áp dụng thuế điện tử là một trong những nhiệm vụ quan trọng để nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý thuế. Theo đó, việc ứng dụng công nghệ thông tin sẽ giảm ít nhất 50% chi phí tuân thủ thuế cho người nộp thuế, tự động hóa ít nhất 90% khối lượng công việc trong các nội dung quản lý thuế, đồng thời giúp loại bỏ thủ tục giấy tờ và giảm sự tiếp xúc giữa người nộp thuế và cơ quan thuế.