5. Kết cấu của luận văn
1.2.3. Công tác quản lý thuế tài nguyên tại Chi cục Thuế thành phố Sơn
Sơn La
Là một tỉnh có nguồn tài nguyên phong phú về chủng loại, một lợi thế không nhỏ trong việc phát triển ngành công nghiệp luyện kim, khai khoáng… tỉnh Sơn La đã khuyến khích các dự án đầu tư chế biến sâu khoáng sản, tỉnh có trữ lượng than lớn thứ hai trong cả nước: Than mỡ trữ lượng trên 15 triệu tấn và than đá trữ lượng khoảng 90 triệu tấn, Titan trữ lượng thăm dò khoảng 18 triệu tấn, đã được các nhà đầu tư nước ngoài thăm dò, khảo sát đánh giá là có trữ lượng tầm cỡ thế giới.
Số thu thuế tài nguyên từ các hoạt động khai thác khoáng sản đóng góp đáng kể vào số thu ngân sách nhà nước của Chi cục Thuế thành phố Sơn La tỉnh Sơn La là đơn vị quản lý thu trên địa bàn thành phố tỉnh Sơn La luôn nỗ lực trong công tác quản lý để đảm bảo số thu thuế tài nguyên, đồng thời phối hợp với các cơ quan hữu quan trên địa bàn để quản lý nguồn tài nguyên khoáng sản vô giá.
Thực tế cho thấy tại Sơn La, các đơn vị khai thác khoáng sản nợ tiền thuế tài nguyên rất lớn và khó xử lý nợ. Điều này gây khó khăn cho việc thực hiện dự toán
29
thu của Chi cục. Xuất phát từ thực tế khó khăn, Chi cục Thuế thành phố Sơn La đã mạnh dạn đề xuất phương án phối hợp với Ủy ban nhân dân thành phố để ra Thông báo đôn đốc, cưỡng chế nợ thuế và có hướng xử lý tạm thu hồi giấy phép khai thác khoáng sản cho tới khi nộp đủ tiền thuế tài nguyên vào NSNN. Đây là biện pháp quản lý nợ thuế tài nguyên đem lại hiệu quả cao đối với các đơn vị chây ỳ nợ thuế trên địa bàn.
Bên cạnh việc đảm bảo nguồn thu thuế tài nguyên vào NSNN, Chi cục Thuế thành phố Sơn La tỉnh Sơn La cũng đề xuất với Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh để trình Ủy ban nhân dân tỉnh, chỉ cấp giấy phép khai thác cho các đơn vị có cơ sở chế biến khai thác sâu tại các vùng có nguồn quặng trữ lượng lớn, ưu tiên các vùng chưa được khai thác.