5. Kết cấu của luận văn
3.2.2. Tổ chức thực hiện quản lý thu thuế tài nguyên
Thuế tài nguyên là một sắc thuế có số thu nhỏ trên tổng số thu nội địa của tỉnh, thêm nữa số lượng các đơn vị phát sinh nghĩa vụ thuế tài nguyên là rất ít so với tổng số đơn vị quản lý nên công tác quản lý thuế tài nguyên được các bộ phận chức năng theo dõi quản lý cùng các sắc thuế khác.
Tỉnh Phú Thọ không phải là tỉnh giàu tài nguyên khoáng sản, trữ lượng tài nguyên khoáng sản không lớn và không có nhiều loại tài nguyên khoáng sản có giá trị kinh tế. Cũng chính bởi lẽ đó mà số lượng đơn vị khai thác tài nguyên khoáng sản, số lượng đơn vị phải nộp thuế tài nguyên không nhiều.
Bảng 3.2. Số lượng đơn vị khai thác tài nguyên được quản lý tại Chi cục Thuế huyện Phù Ninh
TT Chỉ tiêu Năm Tỷ lệ (%) 2017 2018 2019 2018/ 2017 2019/ 2018
51
1 Tổng số đơn vị quản lý 400 450 500 112,5 111,1 2 Số đơn vị khai thác tài nguyên 60 65 70 108,3 107,6 3 Số cán bộ làm việc tại Chi cục Thuế
huyện Phù Ninh 40 42 45 105 107,1
4 Số NNT khác thác tài nguyên bình
quân trên một cán bộ thuế 0,7 0,6 0,6
(Nguồn: Chi cục Thuế huyện Phù Ninh)
Căn cứ số liệu bảng 3.2 cho thấy Tổng số đơn vị quản lý và Số đơn vị khai thác tài nguyên tăng dần theo từng năm và Số NNT khác thác tài nguyên bình quân trên một cán bộ thuế từ năm 2017 đến năm 2019 là 1. Nếu chỉ tính riêng trên số đơn vị khai thác tài nguyên, thì tỷ lệ cán bộ trên số đơn vị quản lý rất cao, tuy nhiên, do thuế tài nguyên được quản lý chung cùng với các sắc thuế khác và thuế tài nguyên là một sắc thuế nhỏ, nên tỷ lệ quản lý thuế tài nguyên không phản ánh chính xác được hiệu quả của chỉ tiêu nguồn lực quản lý. Tuy nhiên, đây cũng được coi là một điểm thuận lợi về nguồn lực cho công tác quản lý thuế tài nguyên.
Bảng 3.3. Số thu thuế tài nguyên trên tổng số cán bộ tại Chi cục Thuế huyện Phù Ninh
ĐVT: Tỷ đồng
TT Chỉ tiêu Năm Tỷ lệ (%)
2017 2018 2019 2018/2017 2019/2018
1 Số thu từ thuế tài nguyên 4,0 5,4 4,8 135% 88,8%
2 Số cán bộ làm việc tại Chi cục Thuế
huyện Phù Ninh 40 42 45 105% 107,1%
3 Số thu thuế tài nguyên trên số cán
bộ quản lý 0,1 0,13 0,11 85,7% 100%
(Nguồn: Chi cục Thuế huyện Phù Ninh)
Số thu thuế tài nguyên tại Chi cục Thuế huyện Phù Ninh tăng qua các năm, đạt tỷ lệ tăng trưởng số thu lớn. Tương ứng với đó, số thu thuế tài nguyên trên số cán bộ quản lý thuế cũng tăng với mức độ tăng đều. Năm 2017, là 0,1 tỷ đồng trên 1 cán bộ thuế quản lý, năm 2018, là 0,13 tỷ đồng trên 1 cán bộ thuế quản lý, năm 2019, là 0,11 tỷ đồng trên 1 cán bộ thuế quản lý.
Mặc dù số thu về thuế tài nguyên tăng đều qua các năm tuy nhiên tốt độ tăng chưa thực sự mạnh mẽ và nhảy vọt. Nhìn vào tốc độ tăng trưởng số thu NSNN từ thuế tài nguyên, ta có thể thấy được công tác quản lý thuế tài nguyên đã có được những hiệu quả nhất định.
52
Để có cái nhìn rõ hơn về thực trạng công tác quản lý thuế tài nguyên tại Văn phòng Chi cục Thuế huyện Phù Ninh, cần xem xét tới công tác quản lý thuế tài nguyên theo bốn chức năng cơ bản, tương ứng với các quy trình thực hiện đó là: Tuyên truyền hỗ trợ NNT, Thanh tra, kiểm tra thuế, Kê khai và kế toán thuế và Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế.
3.2.2.2. Tuyên truyền và hỗ trợ Người nộp thuế
Bộ phận tuyên truyền, hỗ trợ NNT luôn là bộ phận tiên phong trong việc cập nhật, hệ thống chính sách thuế tài nguyên để vừa phổ biến tới toàn bộ đội ngũ công chức thuế, những người thi hành pháp luật về thuế tài nguyên để nắm vững, nắm rõ những quy định hiện hành về thuế tài nguyên; vừa tuyên truyền, phổ biến tới NNT khai thác tài nguyên để thực hiện đúng nghĩa vụ thuế tài nguyên đối với Nhà nước. Các chính sách về thuế tài nguyên vừa được hướng dẫn thực hiện chung dưới Luật quản lý thuế, vừa được hướng dẫn chi tiết, cụ thể trong Luật thuế tài nguyên và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Nguồn tài nguyên vốn được xem là của sẵn có trong thiên nhiên để khai thác sử dụng, nên đối với các đơn vị khai thác tài nguyên, thì tư tưởng sẵn khai thác, bán và thu lợi là việc bình thường, không phát sinh nghĩa vụ liên quan đến thuế. Sự hiểu biết hạn chế về quy định của pháp luật trong lĩnh vực thuế tài nguyên ở các đơn vị này gây ra tình trạng NNT không thực hiện đầy đủ việc kê khai và nộp thuế tài nguyên vào NSNN.
Hàng năm, đội tuyên truyền hỗ trợ NNT đã triển khai nhiều biện pháp đồng bộ, thực hiện tốt Quy chế phối hợp với các Ngành chức năng và các cơ quan như: Đài Phát thanh truyền hình huyện, Báo Phú Thọ, Cổng thông tin điện tử của Cục Thuế,… để tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật thuế tài nguyên. Triển khai các lớp tập huấn để phổ biến, hỗ trợ NNT biết và hiểu rõ các chính sách, quy định về thuế, đặc biệt là những chủ trương, chính sách, quy định mới và những ứng dụng Công nghệ thông tin hỗ trợ NNT, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật thuế của NNT.
Bảng 3.4. Số bài viết tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng
TT Chỉ tiêu Năm Tỷ lệ (%)
2017 2018 2019 2018/2017 2019/2018
1 Đài phát thanh truyền hình
72
các cấp, Sở Tài nguyên và môi trường, Công an tỉnh đều do tự phát, không có quy chế quy định rõ ràng về việc phối hợp giữa các bên. Điều này gây khó khăn trong quá trình phối hợp quản lý, Chi cục Thuế huyện Phù Ninh phải chủ động đưa ra kiến nghị, đề xuất và chờ đợi kết quả phản hồi từ phía các cơ quan đó. Điều này không tạo ra hiệu quả quản lý cao. Đối với công tác phối hợp với cơ quan Đài, Báo truyền thông, đôi khi việc tuyên truyền chưa đem lại hiệu quả cao, do lựa chọn kênh thông tin chưa phù hợp, không thu hút được sự chú ý của NNT. Từ đó đòi hỏi bộ phận tuyên truyền và hỗ trợ NNT phải nghiên cứu kỹ từng nội dung tuyên truyền và lựa chọn hình thức tuyên truyền phù hợp.
3.4.3. Nguyên nhân
3.4.3.1. Nguyên nhân khách quan
- Ý thức chấp hành pháp luật thuế của một số tổ chức, doanh nghiệp trong việc kê khai sản lượng tài nguyên, khoáng sản tính thuế chưa cao.
- Một số đơn vị khai thác tài nguyên khoáng sản chưa cập nhật kịp thời các chính sách pháp luật về thuế, phí mới được ban hành, dẫn đến việc thực hiện chậm, sai sót trong việc kê khai nộp thuế...
- Luật Thuế tài nguyên và các văn bản hướng dẫn thi hành có những mâu thuẫn và thiếu rõ ràng trong một số quy định dẫn đến khó khăn cho việc quản lý thuế, đồng thời được diễn giải theo nhiều cách khác nhau trong quá trình thực hiện. Hiệu lực thi hành của một số văn bản quy phạm pháp luật chưa cao.
- Do thực hiện đơn giản hóa thủ tục hành chính trong hồ sơ khai thuế, nên việc kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan thuế khó phát hiện những sai sót, bất cập. Ví dụ các tài liệu như công suất điện và lượng thuốc nổ sử dụng để khai thác tài nguyên, lượng dầu sử dụng cho vận tải tài nguyên từ điểm mỏ xuống điểm tập kết... chưa được nộp kèm hồ sơ khai thuế dẫn đến khó khăn cho công chức làm công tác kiểm tra trong việc đối chiếu, giám sát kê khai sản lượng khai thác thực tế.
- Điều kiện thời tiết khắc nghiệt, địa hình đồi núi, giao thông đi lại khó khăn, các mỏ khai thác thường nằm ở các thung lũng khiến cho việc kiểm tra, giám sát sản lượng tài nguyên khai thác không thường xuyên, liên tục.
73
- Chưa có quy định về khoanh nợ thuế đối với người nộp thuế đã ngừng kinh doanh hoặc bỏ địa điểm kinh doanh. Quy định về xóa nợ thuế còn nhiều bất cặp, khó thực hiện. Các biện pháp đôn đốc và cưỡng chế nợ thuế tỏ ra thiếu hiệu lực, hiệu quả
- Mặc dù đã có một số quy định về cơ chế phối hợp giữa cơ quan thuế với cơ quan khác trong công tác quản lý thuế tài nguyên, song các quy định này còn nằm rải rác trong các văn bản quy phạm pháp luật, chưa tập hợp được thành một quy chế tập trung, thống nhất. Mặt khác, vẫn còn những quan điểm chưa rõ như: cách thức phối hợp kiểm tra thực địa; trình tự thủ tục để cơ quan tài nguyên môi trường thực hiện các biện pháp nghiệp vụ để xác định sản lượng khai thác thực tế của doanh nghiệp khai khoáng. Bên cạnh đó, các bên chưa làm rõ trách nhiệm của người chủ trì, phối hợp trong những trường hợp cụ thể cũng như chưa quy định trách nhiệm của người đứng đầu…
Việc phối hợp cung cấp thông tin, đối chiếu dữ liệu giữa Cơ quan Thuế và Cơ quan Tài nguyên và Môi trường chưa được chú trọng nên Cơ quan quản lý thuế chưa cập nhật kịp thời công suất và trữ lượng được cấp phép; việc đối chiếu tình hình kê khai thuế so với sản lượng thực tế khai thác chưa đạt hiệu quả.
Việc giám sát hồ sơ khai thuế chưa có sự đối chiếu so sánh giữa các đơn vị cùng khai thác tài nguyên trên địa bàn, nên việc phát hiện những sai sót trong việc kê khai thuế về sản lượng còn chậm.
- Các cơ quan, ban, ngành khác có tâm lý coi việc quản lý thuế là nhiệm vụ riêng của Cơ quan thuế dẫn đến việc thiếu chủ động trong công tác phối hợp.
3.4.3.2. Nguyên nhân chủ quan
- Năng lực trình độ của một bộ phận công chức thuế còn hạn chế, chưa đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của công tác quản lý thuế. Kỹ năng nhận dạng và mức độ phát hiện doanh nghiệp gian lận thuế trong lĩnh vực tài nguyên, khoáng sản chưa tốt, trình độ tin học của công chức thuế nhìn chung còn nhiều hạn chế chưa đáp ứng được yêu cầu hiện đại hóa ngành thuế, yếu kém trong công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách thuế đến mọi người dân. Công chức quản lý địa bàn bị thay đổi thường xuyên do luân phiên, luân chuyển công tác dẫn đến khó khăn trong việc nắm vững địa bàn quản lý.
74
- Việc thực hiện tập huấn, đối thoại chính sách thuế mới chỉ được thực hiện chung, lồng ghép cùng với các loại hình doanh nghiệp khác mà chưa thể tổ chức thực hiện riêng theo chuyên đề thuế tài nguyên.
- Nhìn chung hệ thống pháp luật và các văn bản hướng dẫn chưa hoàn thiện, có những nội dung chưa sát với thực tế quản lý thu thuế như chính sách phức tạp chưa rõ ràng. Đồng thời chính sách thuế hay bị thay đổi gây nhiều khó khăn cho quản lý thu thuế.
- Một số địa bàn ít phát sinh các hoạt động khai thác tài nguyên.khoáng sản, số thu tài nguyên còn thấp.
- Sự phối hợp giữa cơ quan thuế với các cơ quan công an, cơ quan Tài nguyên và Môi trường chưa đồng bộ thống nhất.
- Các đơn vị vận chuyển tài nguyên, khoáng sản không có hóa đơn, để trốn thuế thường tìm cách trốn tránh sự kiểm soát của đoàn liên ngành bằng cách thăm dò thời gian, tuyến đường đang thực hiện kiểm tra chuyển sang địa bàn khác không có các đoàn kiểm tra để mua tài nguyên, khoáng sản, sử dụng các phương tiện thô sơ như xe tự chế vận chuyển tài nguyên, khoáng sản với số lượng ít nhưng nhiều lần.
75
Chương 4
GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ THUẾ TÀI NGUYÊN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÙ NINH TỈNH PHÚ THỌ
4.1. Quan điểm, mục tiêu, phương hướng tăng cường quản lý thuế tài nguyên trên địa bàn huyện Phù Ninh tỉnh Phú Thọ trên địa bàn huyện Phù Ninh tỉnh Phú Thọ
4.1.1. Quan điểm về quản lý thuế tài nguyên
4.1.1.1. Thể chế hoá chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên
Khoáng sản là tài nguyên không tái tạo, thuộc tài sản quan trọng của quốc gia phải được quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm, có hiệu quả nhằm đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển bền vững kinh tế - xã hội trước mắt, lâu dài và bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường.
4.1.1.2. Tăng cường quản lý nhà nước đối với tài nguyên, bảo vệ, khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả; bảo vệ môi trường; nhằm đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển bền vững kinh tế - xã hội
Hiệu quả của quản lý thuế tài nguyên không chỉ thể hiện ở việc đảm bảo số thu thuế tài nguyên vào NSNN mà quan trọng hơn là ở việc quản lý khai thác, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên. Để giữ gìn nguồn tài nguyên khoáng sản, phục vụ lâu dài cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội bền vững của đất nước nói chung và ở địa bàn huyện phù ninh tỉnh Phú Thọ nói riêng.
4.1.1.3. Tăng cường công tác quản lý, thu thuế tài nguyên, góp phần tăng thu cho ngân sách để có nguồn kinh phí cho việc cải tạo môi trường; xây dựng, sửa chữa hạ tầng quanh khu vực khai thác, nâng cao nhận thức xã hội về vai trò của nguồn tài nguyên quốc gia
Nguồn thu từ thuế tài nguyên, quay trở lại, được sử dụng để cải tạo môi trường sống; sửa chữa và xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cuộc sống con người. Việc thu thuế đánh vào hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản còn giúp nâng cao nhận thức của xã hội về giá trị nguồn tài nguyên của quốc gia để có sự điều tiết hành vi khai thác và tiêu dùng, bảo vệ giữ gìn và phát triển nguồn tài nguyên khoáng sản của đất nước.
76
4.1.2. Mục tiêu
4.1.2.1. Đảm bảo số thu thuế tài nguyên nộp vào Ngân sách nhà nước
Thuế tài nguyên ngày càng khẳng định vai trò của mình trong việc đóng góp vào tổng số thu NSNN. Mặc dù chiếm tỷ trọng thấp nhưng vẫn là nguồn thu quan trọng góp phần vào công cuộc phát triển kinh tế xã hội. Mục tiêu chính trị trước tiên của công tác quản lý thuế tài nguyên chính là đảm bảo nguồn thu thuế tài nguyên trên địa bàn, hoàn thành dự toán pháp lệnh giao về thuế tài nguyên.
4.1.2.2. Góp phần bảo vệ, khai thác, sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên trên địa bàn huyện Phù Ninh tỉnh Phú Thọ
Quản lý thuế tài nguyên có ý nghĩa rất quan trọng về mặt xã hội, đó là việc góp phần bảo vệ, khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên đúng về tính chất tài nguyên, đúng về mục đích khai thác và sử dụng, đúng về quy hoạch phát triển, để đảm bảo nền kinh tế phát triển bền vững.
4.1.3. Phương hướng
4.1.3.1. Hệ thống hóa các văn bản, quy định của pháp luật về thuế tài nguyên
Cập nhật các chính sách thuế tài nguyên mới và phổ biến sâu rộng các chính sách thuế tài nguyên hiện hành, đưa ra phân tích các vấn đề nổi cộm trong quá trình quản lý thuế tài nguyên. Từ đó, tổ chức các buổi tập huấn, đối thoại với NNT tài nguyên và lập sổ tay nghiệp vụ cho cán bộ thuế làm công tác quản lý thuế tài nguyên. Giúp cho cả cán bộ quản lý thuế tài nguyên và NNT tài nguyên cùng hiểu rõ về các quy định của pháp luật về thuế tài nguyên, các vấn đề vướng mắc, khó khăn trong quá trình thực hiện, để cùng hoàn thiện công tác quản lý của cán bộ thuế và việc thực hiện nghĩa vụ thuế của NNT.
4.1.3.2. Thiết lập và thực hiện tốt quy trình quản lý thuế tài nguyên trong nội bộ cơ quan