34
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Các câu hỏi nghiên cứu
Xuất phát mục tiêu nghiên cứu, đề tài sẽ phải làm rõ và trả lời được các câu hỏi sau:
- Thực trạng quản lý thuế tài nguyên trên địa bàn huyện Phù Ninh tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2017 - 2019 như thế nào?
- Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý thuế tài nguyên trên địa bàn huyện Phù Ninh tỉnh Phú Thọ như thế nào?
- Để tăng cường quản lý thuế tài nguyên trên địa bàn huyện Phù Ninh tỉnh Phú Thọ thời gian tới cần phải thực hiện những giải pháp gì?
2.2. Phương pháp nghiên đề tài
2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin
2.2.1.1. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp
Được thu thập bằng cách khảo sát, phỏng vấn các cán bộ quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản, cán bộ quản lý thuế và các DN khai thác tài nguyên khoáng sản thuộc Chi cục Thuế huyện Phù Ninh quản lý thông qua hệ thống bảng hỏi để để tiến hành điều tra.
+ Phương pháp chọn mẫu:
Đối với doanh nghiệp khai thác khoáng sản: Do số lượng các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khai thác khoáng sản trên địa bàn quá ít nên tác giả đã chọn toàn bộ các doanh nghiệp khai thác để tiến hành khảo sát
Đối với cán bộ quản lý: Tác giả đã chọn mẫu ngẫu nhiên theo phương pháp phân tầng. Phân chia tổng thể cán bộ quản lý thành các tổ theo tiêu thức nhiệm vụ chuyên môn được phân công có liên quan đến công tác quản lý thuế tài nguyên khoáng sản trên địa bàn. Sau đó trong từng tổ, dùng cách chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản để chọn ra các đơn vị của mẫu.
+ Kích cỡ mẫu phụ thuộc vào phương pháp phân tích. Trong nghiên cứu này, do số lượng doanh nghiệp khai thác khoáng sản trên địa bàn huyện khá nhỏ, do vậy toàn bộ 60 doanh nghiệp , bao gồm: 18 công ty cổ phần, 34 công ty trách nhiệm hữu hạn, 8 Doanh nghiệp tư nhân đã được khảo sát. Bên cạnh đó, 56 cán bộ bao gồm:
35
Công chức thuế thuộc Chi cục Thuế huyện Phù Ninh và Cục Thuế tỉnh Phú Thọ, cán bộ phòng và Sở tài nguyên môi trường, cán bộ chính quyền địa phương cũng được phỏng vấn để thu thập ý kiến đánh giá của họ đối với công tác quản lý tài nguyên khoáng sản nói chung và các hoạt động quản lý thuế tài nguyên nói riêng.
Đánh giá hiệu quả công tác quản lý thuế tài nguyên nhất thiết phải xét đến chỉ tiêu “Sự hài lòng của người nộp thuế”, do đó tác giả áp dụng phương pháp điều tra bằng phiếu điều tra, với các câu hỏi đánh giá về mức độ hài lòng của người nộp thuế.
- Phương pháp điều tra: Gửi phiếu điều tra tới đối tượng điều tra bằng hình thức chuyển phát nhanh, kết hợp với thư điện tử và liên hệ qua điện thoại để tăng số lượng phản hồi phiếu điều tra.
- Nội dung phiếu điều tra: Thiết lập bảng hỏi, đánh giá về các tiêu chí quản lý thuế tài nguyên với 3 cấp độ đánh giá: rất hài lòng, hài lòng và không hài lòng. Cụ thể các tiêu chí sau: Công tác tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế, công tác thanh tra, kiểm tra thuế việc chấp hành pháp luật thuế, công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế, công tác kê khai và quyết toán thuế, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ quản lý thuế tài nguyên.
2.2.1.2. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp
Là những số liệu liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến quá trình nghiên cứu của đề tài đã được công bố chính thức ở các cấp, các ngành nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài. Nguồn số liệu được lấy từ các chương trình phần mềm ứng dụng của cơ quan thuế như:
- TMS: Chương trình quản lý thuế tập trung. - TPH: Chương trình tổng hợp dữ liệu toàn ngành - BCTC: Chương trình tổng hợp báo cáo tài chính - ETAX: Hệ thống quản lý người nộp thuế
Ngoài ra, tác giả thu thập số liệu thông qua hệ thống thông tin dữ liệu về người nộp thuế của cơ quan thuế và các kênh thông tin khác (từ các cơ quan hữu quan, đài, báo, Internet…) để phục vụ nghiên cứu luận văn.
2.2.2. Phương pháp tổng hợp thông tin và xử lý dữ liệu
36
tổng hợp trên Excel và áp dụng các công thức để ra số liệu phù hợp với mục đích nghiên cứu.
2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin
2.2.3.1. Phương pháp so sánh thống kê
Thông qua số bình quân, tần suất, độ lệch chuẩn bình quân, số tối đa, tối thiểu. Phương pháp so sánh thống kê gồm cả so sánh số tuyệt đối và so sánh số tương đối để đánh giá động thái phát triển của hiện tượng, sự vật theo thời gian và không gian.
Sử dụng phương pháp so sánh thống kê giúp tác giả có thể đối chiếu, so sánh số liệu thu thập được giữa các năm với nhau, cơ cấu giữa các chỉ tiêu trong cùng một năm để thấy được sự biến động tăng, giảm, mức độ ảnh hưởng của các chỉ tiêu đến vấn đề nghiên cứu, để đánh giá thực trạng quản lý thuế tài nguyên và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý thuế tài nguyên trên địa bàn tỉnh.
2.2.3.2. Phương pháp thống kê mô tả
Là phương pháp dùng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được. Thống kê mô tả cung cấp những tóm tắt đơn giản về mẫu và các thước đo. Cùng với phân tích đồ họa đơn giản, tạo ra nên tảng của mọi phân tích định lượng về số liệu, giúp tác giả có để hiểu được số liệu và đưa ra các kết luận, giải pháp đúng đắn cho bài luận văn của mình. Các phương pháp cơ bản của mô tả dữ liệu:
- Biểu diễn dữ liệu bằng đồ họa trong đó các đồ thị mô tả dữ liệu hoặc giúp so sánh dữ liệu.
- Biểu diễn dữ liệu thành các bảng số liệu tóm tắt về dữ liệu.
- Thống kê tóm tắt (dưới dạng các giá trị thông kê đơn nhất) mô tả dữ liệu.
2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu
Trên giác độ quản lý cấp ngành thuế, cùng với công tác quản lý thuế nói chung, hiệu quả của công tác quản lý thuế tài nguyên được đánh giá thông qua các nhóm chỉ số, mà cụ thể là nhóm chỉ số đánh giá cấp độ hoạt động.
2.3.1. Chỉ số hoạt động chung
- Số NNT bình quân trên một cán bộ thuế: Đánh giá mức độ, khối lượng công việc mà một cán bộ cơ quan thuế phải đảm nhiệm.
37
Số NNT bình quân trên một
cán bộ thuế =
Số NNT đang hoạt động Tổng số cán bộ của cơ quan thuế
2.3.2. Chỉ số tuyên truyền hỗ trợ
- Số bài viết tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng: Đánh giá việc thực hiện công tác tuyên truyền về thuế qua các phương tiện thông tin đại chúng hàng năm.
- Số lượt NNT được giải đáp vướng mắc tại cơ quan thuế trên số cán bộ của bộ phận tuyên truyền hỗ trợ: Đánh giá khối lượng công việc giải đáp vướng mắc của NNT trực tiếp tại cơ quan thuế mà một cán bộ của bộ phận tuyên truyền hỗ trợ đã thực hiện.
Công thức tính:
Số lượt NNT được giải đáp vướng mắc tại cơ quan thuế trên số cán bộ của bộ phận
tuyên truyền hỗ trợ
=
Số lượt NNT đã phục vụ Số cán bộ của bộ phận tuyên truyền
hỗ trợ
- Số lượt NNT được giải đáp vướng mắc qua điện thoại trên số cán bộ của bộ phận tuyên truyền hỗ trợ: Đánh giá khối lượng công việc giải đáp vướng mắc của NNT qua điện thoại mà một cán bộ của bộ phận tuyên truyền hỗ trợ đã thực hiện.
Công thức tính:
Số lượt NNT được giải đáp vướng mắc qua điện thoại trên số cán bộ của bộ
phận tuyên truyền hỗ trợ
=
Số cuộc điện thoại NNT gọi đến Số cán bộ của bộ phận TTHT
- Tỷ lệ văn bản trả lời người nộp thuế đúng hạn: Đánh giá chất lượng (tính đúng hạn) trong việc trả lời bằng văn bản của cơ quan thuế.
Công thức tính:
Tỷ lệ văn bản trả lời NNT
đúng hạn =
Số văn bản trả lời NNT đúng hạn Số văn bản phải trả lời NNT
- Số cuộc đối thoại, lớp tập huấn đã tổ chức trên số cán bộ của bộ phận tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế : Đánh giá mức độ hỗ trợ người nộp thuế thông qua hình thức đối thoại, tập huấn của cơ quan thuế trong năm đánh giá.
38
Số buổi đối thoại, lớp tập huấn đã tổ chức trên số cán bộ của bộ phận tuyên
truyền hỗ trợ
=
Số buổi đối thoại, lớp tập huấn đã tổ chức
Số cán bộ của bộ phận tuyên truyền hỗ trợ
- Sự hài lòng của người nộp thuế đối với công tác tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế của cơ quan thuế: Đánh giá sự hài lòng của người nộp thuế đối với công tác tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế do cơ quan thuế thực hiện trong năm đánh giá.
2.3.3. Chỉ số kiểm tra
- Tỷ lệ doanh nghiệp kiểm tra: Đánh giá khối lượng công việc kiểm tra doanh nghiệp mà cán bộ thanh tra thuế đã thực hiện trong năm đánh giá
Công thức tính:
Tỷ lệ doanh nghiệp đã
kiểm tra =
Số DN đã thanh, kiểm tra trong năm
x 100% Số doanh nghiệp đang hoạt động
- Tỷ lệ doanh nghiệp kiểm tra phát hiện có sai phạm: Đánh giá chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra thuế, đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế.
Công thức tính:
Tỷ lệ doanh nghiệp kiểm tra phát hiện có sai phạm =
Số doanh nghiệp kiểm tra phát hiện có sai phạm
x 100% Số doanh nghiệp đã kiểm tra trong năm
- Số truy thu bình quân một cuộc kiểm tra: Đánh giá chất lượng, hiệu quả công tác thanh tra thuế.
Công thức tính:
Số thuế truy thu bình quân 1 cuộc kiểm tra =
Tổng số thuế truy thu sau kiểm tra Số doanh nghiệp đã kiểm tra trong năm
- Tỷ lệ số thuế truy thu sau kiểm tra trên tổng thu nội địa do ngành thuế quản lý: Đánh giá mức độ đóng góp của công tác kiểm tra đối với việc thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách của ngành thuế.
Công thức tính:
Tỷ lệ số thuế truy thu sau kiểm tra =
Tổng số thuế truy thu sau kiểm tra
x 100% Tổng thu nội địa do ngành thuế
quản lý
39
2.3.4. Chỉ số quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế
- Tỷ lệ tiền nợ thuế với số thực hiện thu của ngành thuế: Đánh giá hiệu quả công tác quản lý thu nợ thuế (theo dõi, đôn đốc, cưỡng chế thu nợ thuế…), ý thức tuân thủ của người nộp thuế trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế và việc thực hiện mục tiêu chiến lược công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế.
Công thức tính:
Tỷ lệ tiền nợ thuế với số thực hiện thu của ngành thuế =
Số tiền nợ thuế tại thời điểm 31/12/Năm đánh giá
x 100% Tổng thu nội địa do ngành thuế
quản lý
2.3.5. Chỉ số kê khai và kế toán thuế
- Tỷ lệ doanh nghiệp nộp tờ khai thuế qua mạng trên số doanh nghiệp đang hoạt động: Cung cấp thông tin về số doanh nghiệp nộp tờ khai thuế qua mạng trong năm đánh giá, kết hợp đánh giá ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác khai thuế.
Công thức tính:
Tỷ lệ doanh nghiệp nộp tờ khai thuế qua mạng trên số doanh
nghiệp đang hoạt động =
Số doanh nghiệp nộp tờ khai thuế qua mạng
x 100% Số doanh nghiệp đang hoạt động
- Số tờ khai thuế bình quân trên một cán bộ bộ phận kê khai và kế toán thuế: Đánh giá mức độ, khối lượng công việc của cán bộ bộ phận kê khai và kế toán thuế đã thực hiện.
Công thức tính:
Số tờ khai thuế bình quân trên một cán bộ bộ phận kê khai và
kế toán thuế
=
Số tờ khai thuế đã nộp
x 100% Số cán bộ thuế của bộ phận kê
khai và kế toán thuế
- Số tờ khai thuế nộp đúng hạn trên số tờ khai thuế đã nộp: Đánh giá mức độ tuân thủ về thời gian nộp tờ khai thuế của người nộp thuế trong năm.
Công thức tính: Tỷ lệ tờ khai thuế nộp đúng hạn = Số tờ khai thuế đã nộp đúng hạn x 100% Số tờ khai thuế đã nộp
40
thủ về thời gian nộp tờ khai thuế của người nộp thuế trong năm.
Công thức tính:
Tỷ lệ tờ khai thuế đã nộp =
Số tờ khai thuế đã nộp
x 100% Số tờ khai thuế phải nộp
- Sự hài lòng của người nộp thuế đối với công tác quản lý khai thuế, kế toán thuế của cơ quan thuế: Đánh giá sự hài lòng của người nộp thuế đối với các dịch vụ về thuế do cơ quan thuế thực hiện.
41
Chương 3
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THUẾ TÀI NGUYÊN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÙ NINH TỈNH PHÚ THỌ
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.1. Đặc điểm địa lý - kinh tế - xã hội của huyện Phù Ninh tỉnh Phú Thọ
Huyện Phù Ninh tỉnh Phú Thọ là một huyện miền núi nằm ở phía đông bắc tỉnh Phú Thọ cách trung tâm thành phố việt trì 15km và các thị xã phú thọ 12km, có địa giới hành chính:
Phía Bắc giáp huyện Đoan Hùng tỉnh phú thọ và huyện sơn dương tỉnh Tuyên Quang.
Phía đông giáp huyện sông lô tỉnh Vĩnh Phúc.
Phía Nam giáp thành phố việt trì và huyện Lâm Thao. Phía Tây giáp Thị xã Phú Thọ và huyện Thanh Ba.
Vị trí Địa hình của huyện được chia thành 17 đơn vị hành chính bao gồm 01 thị trấn và 16 xã, xã Trạm Thản, Liên Hoa, Phú Mỹ, Lệ Mỹ, Gia Thanh, Bảo Thanh, Trung Giáp, Hạ Giáp, Trị Quận, Tiên Du, Phú Lộc, Phú Nham, An Đạo, Phù Ninh, Trung Giáp, Bình Phú.
Diện tích tự nhiên của toàn huyện là 156,48km 2 nằm trên tọa độ từ 220 19 đến 220 24 vĩ độ bắc, 1040 9 đến 1040 28 kinh độ đông Với điều kiện như vậy huyện có điều kiện tương đối thuận lợi trong tổ chức quản lý thuế tập trung. Dân số toàn huyện 100.304 người,
Huyện Phù Ninh có tuyến đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai tại núi giao IC8 - km 54, tuyến đường quốc lộ II dài 18km chạy qua các xã Phù Ninh, thị trấn phong châu, Phú Lộc, Tiên Phú và Trạm Thản, các tuyến đường tỉnh lộ 323,323C, 323E, 325B, và trục giao thông đường thủy (Sông Lô) dài 32 km là điều kiện tốt để giao lưu trao đổi hàng hóa, phát triển các hoạt động dịch vụ và thu hút đầu tư và phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
Huyện Phù Ninh có các khu công nghiệp đóng trên địa bàn là: Khu công nghiệp Phù Ninh, Cụm công nghiệp Đồng Lạng, Cụm công nghiệp Phú Gia, cụm công nghiệp Tử Đà.
42
Huyện Phù Ninh là nơi đất Tổ Hùng vương mang đậm văn hoá làng xã văn minh lúa nước, có nhiều giá trị truyền thống, lễ hội và phong tục tập quán.
Đây là điều kiện thuận lợi cho phát triển nhiều lĩnh vực, tuy nhiên cũng có những khó khăn trong việc giải quyết, xử lý một số công việc khi mà phong tục theo kiểu "lệ làng" và nếp cũ vẫn còn ảnh hưởng.
Về điều kiện kinh tế, cho đến nay, cơ bản huyện Phù Ninh tỉnh Phú Thọ cơ bản vẫn là một huyện có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn. Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp tăng bình quân 8,1%/năm; công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát triển khá, tạo động lực đẩy nhanh phát triển và chuyển dịch cơ cấu của tỉnh; giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 14,6%/năm; các ngành dịch vụ phát triển khá toàn diện,