5. Kết cấu của luận văn
4.1.1. Quan điểm về quản lý thuế tài nguyên
4.1.1.1. Thể chế hoá chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên
Khoáng sản là tài nguyên không tái tạo, thuộc tài sản quan trọng của quốc gia phải được quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm, có hiệu quả nhằm đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển bền vững kinh tế - xã hội trước mắt, lâu dài và bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường.
4.1.1.2. Tăng cường quản lý nhà nước đối với tài nguyên, bảo vệ, khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả; bảo vệ môi trường; nhằm đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển bền vững kinh tế - xã hội
Hiệu quả của quản lý thuế tài nguyên không chỉ thể hiện ở việc đảm bảo số thu thuế tài nguyên vào NSNN mà quan trọng hơn là ở việc quản lý khai thác, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên. Để giữ gìn nguồn tài nguyên khoáng sản, phục vụ lâu dài cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội bền vững của đất nước nói chung và ở địa bàn huyện phù ninh tỉnh Phú Thọ nói riêng.
4.1.1.3. Tăng cường công tác quản lý, thu thuế tài nguyên, góp phần tăng thu cho ngân sách để có nguồn kinh phí cho việc cải tạo môi trường; xây dựng, sửa chữa hạ tầng quanh khu vực khai thác, nâng cao nhận thức xã hội về vai trò của nguồn tài nguyên quốc gia
Nguồn thu từ thuế tài nguyên, quay trở lại, được sử dụng để cải tạo môi trường sống; sửa chữa và xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cuộc sống con người. Việc thu thuế đánh vào hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản còn giúp nâng cao nhận thức của xã hội về giá trị nguồn tài nguyên của quốc gia để có sự điều tiết hành vi khai thác và tiêu dùng, bảo vệ giữ gìn và phát triển nguồn tài nguyên khoáng sản của đất nước.
76