Đặc điểm địa lý kinh tế-xã hội của huyện Phù Ninh tỉnh Phú Thọ

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý thuế tài nguyên trên địa bàn huyện Phù Ninh tỉnh Phú Thọ (Trang 52 - 54)

5. Kết cấu của luận văn

3.1.1. Đặc điểm địa lý kinh tế-xã hội của huyện Phù Ninh tỉnh Phú Thọ

Huyện Phù Ninh tỉnh Phú Thọ là một huyện miền núi nằm ở phía đông bắc tỉnh Phú Thọ cách trung tâm thành phố việt trì 15km và các thị xã phú thọ 12km, có địa giới hành chính:

Phía Bắc giáp huyện Đoan Hùng tỉnh phú thọ và huyện sơn dương tỉnh Tuyên Quang.

Phía đông giáp huyện sông lô tỉnh Vĩnh Phúc.

Phía Nam giáp thành phố việt trì và huyện Lâm Thao. Phía Tây giáp Thị xã Phú Thọ và huyện Thanh Ba.

Vị trí Địa hình của huyện được chia thành 17 đơn vị hành chính bao gồm 01 thị trấn và 16 xã, xã Trạm Thản, Liên Hoa, Phú Mỹ, Lệ Mỹ, Gia Thanh, Bảo Thanh, Trung Giáp, Hạ Giáp, Trị Quận, Tiên Du, Phú Lộc, Phú Nham, An Đạo, Phù Ninh, Trung Giáp, Bình Phú.

Diện tích tự nhiên của toàn huyện là 156,48km 2 nằm trên tọa độ từ 220 19 đến 220 24 vĩ độ bắc, 1040 9 đến 1040 28 kinh độ đông Với điều kiện như vậy huyện có điều kiện tương đối thuận lợi trong tổ chức quản lý thuế tập trung. Dân số toàn huyện 100.304 người,

Huyện Phù Ninh có tuyến đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai tại núi giao IC8 - km 54, tuyến đường quốc lộ II dài 18km chạy qua các xã Phù Ninh, thị trấn phong châu, Phú Lộc, Tiên Phú và Trạm Thản, các tuyến đường tỉnh lộ 323,323C, 323E, 325B, và trục giao thông đường thủy (Sông Lô) dài 32 km là điều kiện tốt để giao lưu trao đổi hàng hóa, phát triển các hoạt động dịch vụ và thu hút đầu tư và phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

Huyện Phù Ninh có các khu công nghiệp đóng trên địa bàn là: Khu công nghiệp Phù Ninh, Cụm công nghiệp Đồng Lạng, Cụm công nghiệp Phú Gia, cụm công nghiệp Tử Đà.

42

Huyện Phù Ninh là nơi đất Tổ Hùng vương mang đậm văn hoá làng xã văn minh lúa nước, có nhiều giá trị truyền thống, lễ hội và phong tục tập quán.

Đây là điều kiện thuận lợi cho phát triển nhiều lĩnh vực, tuy nhiên cũng có những khó khăn trong việc giải quyết, xử lý một số công việc khi mà phong tục theo kiểu "lệ làng" và nếp cũ vẫn còn ảnh hưởng.

Về điều kiện kinh tế, cho đến nay, cơ bản huyện Phù Ninh tỉnh Phú Thọ cơ bản vẫn là một huyện có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn. Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp tăng bình quân 8,1%/năm; công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát triển khá, tạo động lực đẩy nhanh phát triển và chuyển dịch cơ cấu của tỉnh; giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 14,6%/năm; các ngành dịch vụ phát triển khá toàn diện, từng bước khai thác được lợi thế, nâng cao chất lượng dịch vụ. Giá trị sản xuất các ngành dịch vụ tăng bình quân 12,1%/năm. Cơ cấu kinh tế đến năm 2016: công nghiệp xây dựng: 38,3%; dịch vụ: 34,4%; nông lâm nghiệp: 27,4%.

Tuy nhiên, kinh tế tỉnh còn nhiều hạn chế. Việc áp dụng cơ giới hoá chậm; sự gắn kết giữa sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm còn nhiều hạn chế; không tạo ra được nông sản đặc sản giá trị kinh tế cao; du lịch và dịch vụ chưa phát triển xứng với khả năng; chênh lệch giữa thành thị và nông thôn còn quá lớn, nông dân nhiều xã còn nghèo, lạc hậu; khoa học công nghệ phát triển chậm, công nghệ thông tin - tin học trên địa bàn chưa phát triển. Các DNNN địa phương hoạt động chưa hiệu quả, đóng góp cho NSNN chưa nhiều. Các DN có vốn đầu tư nước ngoài chủ yếu nhỏ, đầu tư chưa hiệu quả. Khu vực kinh tế NQD chủ yếu là các cơ sở nhỏ lẻ, tăng về số lượng cơ sở kinh doanh nhưng hiệu quả và trình độ quản lý DN còn hạn chế, nghiệp vụ kế toán DN còn yếu. Các hộ kinh doanh chủ yếu là nhỏ lẻ, rất nhiều hộ làm nghề nhưng với mức thu nhập thấp, chủ yếu trong diện miễn thuế. Hệ thống đường giao thông quốc gia và giao thông xã, huyện, trên địa bàn huyện Phù Ninh tỉnh Phú Thọ phần lớn xuống cấp nghiêm trọng, nhất là Quốc lộ 2.

Những điều kiện trên đã trực tiếp tác động đến tổ chức quản lý thuế trên địa bàn: cần chi phí nhiều cho công tác quản lý thông tin ĐTNT, hướng dẫn nghiệp vụ kế toán cho DN và tuyên truyền chính sách chế độ thuế, đồng thời phải có những biện pháp khuyến khích đầu tư phát triển, nuôi dưỡng nguồn thu.

43

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý thuế tài nguyên trên địa bàn huyện Phù Ninh tỉnh Phú Thọ (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)