Các nghiên cứu về mối quan hệ phi tuyến tính giữa cấu trúc tài chính và

Một phần của tài liệu Tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của cấu trúc tài chính đến hiệu quả kinh doanh (Trang 27 - 29)

và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

Nghiên cứu của Nieh và cộng sự (2008) đã sử dụng dữ liệu bảng cho mẫu gồm 143 doanh nghiệp điện tử niêm yết trên TTCK của Đài Loan giai đoạn 1999-2004 với biến đại diện cho HQKD của DN là ROE và EPS. Nhóm nghiên cứu đã dùng hồi quy ngưỡng Hansen để cho ra kết quả: Tỷ lệ nợ thích hợp cho các DN là từ 12,37% đến 51,57%, và tỷ

lệ nợ tối ưu nằm trong khoảng 12,37% đến 28,7% sẽ nâng cao HQKD của DN. Bên cạnh

đó nhóm tác giả cũng đưa ra hai biến kiểm soát là tốc độ tăng trưởng và quy mô DN vào mô hình vì họ cho rằng 2 biến này có thểảnh hưởng đến HQKD. Tuy nhiên vớimẫu của nghiên cứu của nhóm tác giả thì chưa tìm thấy bằng chứng thống kê cho thấy tác động của hai biến kiểm soát nàyđến HQKD của DN.

Cũng nghiên cứu tại thị trường Đài Loan nhưng giai đoạn nghiên cứu là từ 1993- 2005, Lin và Chang (2011) đã thực hiện nghiên cứu với 196 doanh nghiệp tại Đài Loan để đi tìm câu trả lời cho câu hỏi nợ có ảnh hưởng đến HQKD của DN không? Nghiên cứu đã phát hiện đã phát hiện ra hai ngưỡng giữa tỷ số nợ và HQKD của DN

đó là 9,86% và 33,33%. Khi tỷ số nợ thấp hơn 9,86% thì HQKD của DN được đo bằng Tobin’Q tăng bằng 0,0546% tương ứng với mức tăng 1% trong tỷ số nợ. Khi tỷ số nợ

nằm trong khoảng 9,86% đến 33,33% thì HQKD của DN chỉ tăng 0,0057%. Vì vậy, nghiên cứu này cho biết tỷ lệ nợ tối ưu dưới 33,33% và tại mức này, HQKD của DN không tăng. Tuy nhiên, nghiên cứu này chưa cung cấp đầy đủ bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ giữa tỷ số nợ và HQKD của DN khi tỷ số nợ lớn hơn 33,33%.

Nghiên cứu tại TTCK Trung Quốc, với bộ dữ liệu bảng cho mẫu gồm 650 doanh nghiệp giai đoạn 2001-2006 với chỉ tiêu HQKD được đo bằng ROE, còn tỷ số nợđược sử

dụng làm thước đo CTTC, nhóm tác giả Cheng và cộng sự (2010) cũng sử dụng mô hình hồi quy ngưỡng đểđánh giá tác động của CTTC đến HQKD của DN. Kết quả nghiên cứu cho rằng HQKD của DN sẽ tăng khi tỷ số nợ thấp hơn 53,97% tức là khi tỷ số nợ thấp hơn mức này mà DN lại tăng nợ lên và tăng chỉđến mức 53,97% sẽ làm cho HQKD tăng lên. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu cũng cho rằng: HQKD của DN vẫn còn cao nhưng sẽ

bắt đầu giảm dần khi tỷ số nợ trong khoảng từ 53,97% đến 70,48% và họ cũng cho rằng HQKD của DN sẽ giảm mạnh khi tỷ lệ nợ lớn hơn 70,48%.

Berzkalne (2015) nghiên cứu CTTC và HQKD của DN thông qua phân tích dữ

liệu bảng. Tác giảnghiên cứu về mối quan hệ phi tuyến tính giữa CTTC và HQKD của DN bằng cách dùng phương pháp phân tích hồi quy ngưỡng với mẫu là 58 doanh nghiệp niêm yết ở Baltic, trong đó có 22 doanh nghiệp từ chính vùng Baltic còn lại là

sử dụng hệ số nợ và chỉ tiêu tổng nợ/tổng nguồn vốn đại diện cho CTTC và chọn giá cổ phiếu là chỉ số tốt nhất đại diện cho HQKD của DN. Các tác giả kết luận rằng có mối quan hệ phi tuyến tính giữa CTV và HQKD. Đối với các DN niêm yết tại vùng Baltic có giá trị vốn hóa thị trường nhỏ, sự gia tăng đòn bẩy sẽ làm gia tăng HQKD của DN và đạt giá trị cao nhất nếu tỷ lệ nợ đạt mức 24,64%. Tuy nhiên với các DN nhỏ và vừa nên áp dụng tỷ lệ nợ dưới 62,97%.

Tại Việt Nam, cũng có một số các tác giảđề cập tới CTTC tối ưu của các DN trong nghiên cứu của mình. Đỗ Văn Thắng và Trịnh Quang Thiều (2010) bằng phương pháp Pooled OLS nhóm nghiên cứu đã khẳng định giá trị DN có mối quan hệ với CTTC. Các tác giảđã sử dụng dữ liệu bảng không cân bằng của 159 doanh nghiệp phi tài chính, ngân hàng niêm yết trên HOSE với 407 mẫu quan sát trong giai đoạn 2006-2009, kết quả cho thấy khi tỷ số nợ trên VCSH gia tăng và nhỏ hơn 105% thì giá trị DN tăng cùng chiều với nó, nhưng khi tỷ số này tăng lớn hơn 105% thì cho kết quả ngược lại.

Với phương pháp phân tích hồi quy ngưỡng, nhóm tác giả Nguyễn Hữu Huân và Lê Nguyễn Quỳnh Hương (2014) lại cho thấy có sự tồn tại liên hệ giữa CTTC và HQKD của DN được đo bằng ROE nhưng lại không tìm thấy sự tồn tại các ngưỡng nợ

khác nhau tác động lên ROE. Với cách tiếp cận HQKD của DN bằng Tobin’Q của DN niêm yết trên 2 sàn chứng khoán TP.HCM và Hà Nội giai đoạn 2010-2012 cũng có cùng kết quả, CTTC có tác động âm đến HQKD và không cho thấy có sự tồn tại của các ngưỡng nợ khác nhau tác động đến Tobin’Q. Cũng với công cụ phân tích hồi quy ngưỡng, Nguyễn Thành Cường (2014) lại xác định được tỷ lệ nợ tối ưu nên nhỏ hơn 57,39% khi sử dụng dữ liệu của 90 doanh nghiệp giai đoạn 2005-2011.

Tác giả Võ Xuân Vinh và Nguyễn Thành Phú (2014) lại tìm thấy tỷ số nợ tối ưu tồn tại ở một số nhóm ngành khi dùng phương pháp hồi quy ngưỡng để tìm hiểu nợ vay và HQKD của DN, cụ thể là ngành bán buôn (15,87% đến 44-52%), ngành bất động sản (41,02% - 73,00%), ngành vận tải (dưới 79,66%) và ngành xây dựng (nhỏ hơn 61,28%)

Bảng 1.2. Bảng tổng hợp cácbằng chứng thực nghiệm về tác động của cấu trúc tài chính đến hiệu quả kinh doanh theo mối quan hệ phi tuyến tính

Biến độc lập Kết quả Tác giả

Cấu trúc nguồn vốn

Tác động

Nieh và cộng sự (2008); Cheng và cộng sự (2010); Lin và Chang (2011); Võ Xuân Vinh và Nguyễn Thành Phú (2014); Nguyễn Thành Cường (2014); Berzkalne (2015) Không tác động Nguyễn Hữu Huân và Lê Nguyễn Quỳnh Hương (2014)

Một phần của tài liệu Tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của cấu trúc tài chính đến hiệu quả kinh doanh (Trang 27 - 29)