Khoảng trống nghiên cứu

Một phần của tài liệu Tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của cấu trúc tài chính đến hiệu quả kinh doanh (Trang 30 - 33)

Qua nghiên cứu những tài liệu khoa học và các nguồn tư liệu khác có thể thấy có thể thấy rằng:

Thứ nhất, trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu thực nghiệm về ảnh hưởng của CTTC đến HQKD của DN như Zeitun và Gang Tian (2007); Karaca và Savsar (2012); Farooq và Masood (2016). Tại Việt Nam, những năm gần đây cũng có nghiên cứu của Võ Xuân Vinh và Nguyễn Thành Phú (2014); (Le, 2015); Trần Thị Kim Oanh và Hoàng Thị Phương Anh (2017); Võ Minh Long (2017) nghiên cứu về vấn đềnày. Tuy nhiên, phần lớn các nghiên cứu này đều lấy dữ liệu từ các DN niêm yết trên TTCK.

Đối với các nước phát triển, hầu hết các DN đều được niêm yết, tuy nhiên ở Việt Nam, tỷ lệ các DN niêm yết trên TTCK còn thấp. Việc chỉ nghiên cứu các DN niêm yết sẽ

bỏ qua phần lớn các DN khác do vậy sẽ không phản ánh đúng bản chất của mối quan hệ này. Nghiên cứu này sử dụng bộ dữ liệu điều tra của TCTK từ năm 2012 đến năm 2017, phần nào sẽ khắc phục tình trạng này. Hơn nữa, tại Việt Nam còn ít nghiên cứu về sự tác động của CTTC đến HQKD của các DN, đặc biệt nghiên cứu trong một ngành cụ thể. Do đó, tác giả sẽ nghiên cứu mối quan hệ giữa CTTC và HQKD trong một ngành cụ thể là ngành xây dựng, bao gồm cả các DN đã niêm yết và chưa niêm yết không phân biệt quy mô doanh nghiệp hay loại hình doanh nghiệp.

Thứ hai, mặc dù có nhiều công trình nghiên cứu về CTTC và HQKD của DN dưới dạng bài báo khoa học, báo cáo chuyên đề, luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ…

nhưng chủ yếu tập trung vào nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố đến CTNV của DN, một số nghiên cứu về ảnh hưởng của CTNV đến HQKD của DN. Do vậy, các nghiên cứu này mới chỉđề cập tới một khía cạnh của CTTC là cấu trúc nguồn vốn mà ít phân tích tác động của cấu trúc tài sản trong đó bao gồm cả tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn tới HQKD của DN. Bởi trong thực tế, sau khi có vốn, DN sử dụng vốn như

thế nào lại được thông qua cấu trúc tài sản. Vì vậy, luận án này sẽ phần nào bổ sung những hạn chế của các nghiên cứu trước đây.

Thứ ba, các nghiên cứu trước đây mới chỉ giải quyết được một sốđiểm yếu của mô hình như đa cộng tuyến, tự tương quan hay phương sai sai số thay đổi mà chưa đề

cập đến vấn đề nội sinh trong mô hình dẫn đến kết quảước lượng còn thiếu tính thuyết phục. Vấn đề nội sinh trong mô hình hồi quy với dữ liệu bảng sẽ được giải quyết hữu hiệu bằng phương pháp Moment tổng quát GMM. Với luận án này, ngoài các phương pháp truyền thống với mô hình dữ liệu bảng như Pooled OLS, FEM, REM, tác giả còn sử dụng phương pháp GMM để phân tích kết quả về mối quan hệ giữa CTTC và HQKD của doanh nghiệp xây dựng.

Thứ tư, khôngchỉđưa ra kết luận một chiều vềảnh hưởng của CTTC đến HQKD của doanh nghiệp xây dựng, luận án còn chứng minh chiều hướng tác động khác nhau khi thay đổi các phân vị của HQKD bằng phương pháp hồi quy phân vị. Phương pháp hồi quy phân vị giúp ước lượng các hệ số của các biến giải thích thay đổi như thế nào khi ở các phân vị khác nhau của biến HQKD (Koenker và Bassett Jr, 1978b); (Koenker, 2005). Phương pháp này có thế mạnh là khai thác được toàn bộ dữ liệu nhờ

khả năng xử lý được các giá trị bất thường của biến phụ thuộc. Do đó, nó phù hợp với mục tiêu ước lượng tác động của CTTC đến HQKD của DNXD. Với phương pháp này luận án sẽ phân tích sự tác động của yếu tố CTTC cũng như các yếu tố khác đến HQKD của DNXD trên các phân vị khác nhau đểđánh giá liệu sự tác động của CTTC tới HQKD từ đó để xuất giải pháp cho phù hợp. Đây cũng chính là điểm mới của nghiên cứu này.

Tóm lại, mặc dù đã có nhiều nghiên cứu về tác động ảnh hưởng của CTTC đến HQKD của doanh nghiệp tại Việt Nam nhưng vẫn còn một số khoảng trống sau:

(i) Các nghiên cứu phân tích ảnh hưởng của CTTC đến HQKD đã có một số

nghiên cứu đề cập, tuy nhiên mẫu chỉ dừng lại ở các DN niêm yết chứ chưa nghiên cứu toàn bộ các DN trong nền kinh tế.

(ii)Việc đánh giá tác động của CTTC tới HQKD của một ngành kinh tế cụ thể

còn chưa nhiều đặc biệt là ngành xây dựng.

(iii) Việc sử dụng phương pháp hồi quy phân vịđể phân tích tác động của CTTC tới HQKD của các DN trên các phân vị khác nhau của HQKD còn chưa được áp dụng

Với khoảng trống nghiên cứu đã được phân tích ở trên, đề tài nghiên cứu “Phân tích ảnh hưởng của cấu trúc tài chính đến hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp ngành xây dựng tại Việt Nam” là rất cần thiết.

Kết luận chương 1

Trong chương này, tác giả tổng quan các nghiên cứu trước đây có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Phần lớn các nghiên cứu cả trong và ngoài nước đều chứng minh

được giữa CTTC có sự tác động đến HQKD. Tuy nhiên, chiều tác động của CTTC đến HQKD chưa thống nhất trong các nghiên cứu này còn tùy thuộc vào từng nước, từng ngành nghề, từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế. Các biến thường được sử dụng trong nghiên cứu về CTTC bao gồm biến về CTNV và CTTS, ngoài ra còn có đưa thêm các biến kiểm soát như tuổi, tăng trưởng, quy mô... vào mô hình. Thông qua các nghiên cứu trước đây ở trên thế giới và ở Việt Nam, tác giảđã xác định được khoảng trống nghiên cứu để bổ sung thêm về mặt lý luận và thực tiễn về mối quan hệ giữa CTTC tới HQKD của DN.

CHƯƠNG 2:

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CẤU TRÚC TÀI CHÍNH

VÀ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG

Một phần của tài liệu Tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của cấu trúc tài chính đến hiệu quả kinh doanh (Trang 30 - 33)