Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp xây dựng giai đoạn 2012-

Một phần của tài liệu Tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của cấu trúc tài chính đến hiệu quả kinh doanh (Trang 110 - 113)

2012-2017

- Về doanh thu: Doanh thu các các DNXD đều tăng qua các năm, trung bình mỗi năm giai đoạn 2012-2017, mức tăng doanh thu đạt 10,68%. Nếu như năm 2012, doanh thu của toàn ngành xây dựng đạt 650.879 tỷđồng thì đến năm 2017 doanh thu

đã đạt 1.044.535 tỷ đồng, tăng 1,6 lần so với năm 2012. Ngoài ra, có thể nhận thấy, bình quân doanh thu của các DNXD cũng có xu hướng tăng giảm không đều qua thời gian. Trong giai đoạn từ năm 2012-2013, bình quân doanh thu của toàn ngành xây dựng đã giảm khoảng 1.140 triệu đồng. Điều này có thể do chính sách thắt chặt tín dụng của Chính phủ thời gian này, hạn chế đầu tư công. Tuy nhiên, giai đoạn 2014- 2017, mức doanh thu bình quân đã có sự khởi sắc trở lại. Như vậy, doanh thu bình quân của các DNXD đã được cải thiện đáng kể theo thời gian. Kết quả này cho biết hoạt động sản xuất kinh doanh của các DNXD đã không ngừng gia tăng, đồng thời có tác dụng thúc đẩy doanh nghiệp tích cực hơn nữa trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.

Hình 4.14. Tổngdoanh thu theo loại hình doanh nghiệp và bình quân doanh thu

của các doanh nghiệp xây dựng giai đoạn 2012-2017

- Về lợi nhuận trước thuế: Mặc dù doanh thu của các DNXD tăng đều qua các năm nhưng lợi nhuận trước thuế của các DNXD lại tăng giảm không đều, đặc biệt trong năm 2013 lợi nhuận trước thuế giảm 2.254 tỷ đồng so với năm 2012, chỉ còn 14.284 tỷ đồng. Giai đoạn 2012-2013 đã chứng kiến một sự giảm sút đáng kể về lợi nhuận bình quân của ngành xây dựng khi giảm từ 225 triệu đồng vào năm 2012 còn 77 triệu đồng vào năm 2013, giảm 2/3 số lợi nhuận tạo ra của năm 2012. Tuy nhiên cùng với cải cách trong chính sách đối với các doanh nghiệp của Chính phủ đồng thời với sự nỗ lực của bản thân các doanh nghiệp, lợi nhuận trước thuế của các DNXD có xu hướng tăng trong những năm gần đây, vượt xa mốc năm 2012 đạt lợi nhuận trước thuế

bình quân 336 triệu đồng/năm.

Hình 4.15. Lợinhuận trước thuế theo loại hình sở hữu và lợi nhuân bình quân

của các doanh nghiệp xây dựng giai đoạn 2012-2017

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Có thể nhận thấy rằng, lợi nhuận trước thuế của các doanh nghiệp có xu hướng gia tăng và lợi nhuận trước thuế của các DN tư nhân hơn DNNN và doanh nghiệp FDI.

Đóng góp vào lợi nhuận của toàn ngành XD thì lợi nhuận của DN tư nhân chiếm tỷ

Hình 4.16. Cơcấu lợi nhuận của doanh nghiệp xây dựng

theo loại hình doanh nghiệp giai đoạn 2012-2017

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Tuy nhiên, có một thực tế trong giai đoạn này số lượng doanh nghiệp có kết quả

kinh doanh lỗ rất lớn, cá biệt giai đoạn từ 2014-2017, số DNXD báo cáo lỗ chiếm khoảng trên 35%, cá biệt năm 2017 số lượng DN có lợi nhuận âm chiếm 39,66%. Nguyên nhân có thể do các doanh nghiệp có xu hướng điều chỉnh lợi nhuận thấp hơn so với thực tế để tránh phải nộp thuế cho ngân sách nhà nước. Hơn nữa, các DNXD vừa bước ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 nên vẫn các DN siêu nhỏ và nhỏ

vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn do ảnh hưởng của sau khủng hoảng.

Đơn vị tính: %

Hình 4.17. Tình hình lợi nhuận của DNXD giai đoạn 2012-2017

Một phần của tài liệu Tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của cấu trúc tài chính đến hiệu quả kinh doanh (Trang 110 - 113)