Năm Vốn chủ sở hữu Tổng tài sản Nợ phải trả (Tỷđồng) Nợ phải trả/VCSH (lần) 2012 394.449 999.401 604.952 1,534 394.449 2013 424.180 1.193.882 769.702 1,815 424.180 107,54 119,46 127,23 118,32 107,54 2014 464.585 1.293.165 828.581 1,783 464.585 109,53 108,32 107,65 98,29 109,53 2015 499.547 1.364.242 864.695 1,731 499.547 107,53 105,50 104,36 97,05 107,53 2016 737.997 1.943.563 1.205.566 1,634 737.997 147,73 142,46 139,42 94,37 147,73 2017 676.782 1.775.887 1.099.105 1,624 676.782 91,71 91,37 91,17 99,42 91,71 Nguồn: Tổng cục Thống kê
4.2. Thực trạng cấu trúc tài chính của doanh nghiệp xây dựng Việt Nam
giai đoạn 2012-2017
4.2.1. Thực trạng cấu trúc tài sản của doanh nghiệp xây dựng Việt Nam giai đoạn 2012-2017 đoạn 2012-2017
a. Cấu trúc tài sản
Cấu trúc tài sản thể hiện mối quan hệ tỷ lệ giữa từng bộ phận tài sản với tổng tài sản. CTTS của DN phụ thuộc chủ yếu vào đặc điểm ngành nghề kinh doanh cũng như
nguồn hình thành tài sản phải phù hợp với thời gian sử dụng tài sản. Ngoài ra, DN có tỷ trọng đầu tư TSDH lớn thường có khả năng tiếp cận nguồn vốn vay tốt hơn vì có nhiều tài sản đảm bảo cho các khoản vay. CTTS của các DNXD giai đoạn 2012-2017
được thể hiện ở hình 4.7
Hình 4.7. Cấu trúc tài sản của doanh nghiệp xây dựng giai đoạn 2012-2017
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Hình 4.7 cho thấy tỷ trọng TSNH và tỷ trọng TSDH thay đổi không nhiều trong thời gian nghiên cứu, TSNH vẫn chiếm phần lớn trong tổng tài sản của DNXD (chiếm khoảng trên 70%), điều này cho thấy có thể phần lớn máy móc thiết bị thi công của các DNXD giai đoạn này chủ yếu đi thuê, các DNXD chưa chú trọng đầu tư máy móc thiết bị. Tỷ trọng TSNH có xu hướng tăng trong giai đoạn 2012-2015 và có xu hướng giảm trong giai đoạn 2016-2017. Như vậy, tỷ trọng TSDH sẽ tăng trong cuối chu kỳ nghiên cứu. Việc gia tăng đầu tư vào TSDH trong đó phần lớn là TSCĐ là một hướng đi đúng
đắn giúp các DNXD gia tăng năng lực sản xuất, năng lực cạnh tranh. Tuy nhiên, cần thấy rằng tỷ trọng TSDH trung bình của các DNXD có sự gia tăng song việc đầu tư, hiện đại hóa công nghệ chỉ tập trung tại một số DNXD có vị thế trên thị trường. Số
lượng DNXD sở hữu trình độ công nghệ kém hiện đại khá lớn trong đó chủ yếu là các DN có quy mô nhỏ. Điều này phản ánh đặc thù kinh doanh của các DNXD ở Việt Nam do hầu hết các DNXD chủ yếu là nhận thầu phụ, thầu chính chỉ tập trung ở một số các DNXD lớn, vì vậy hầu hết các máy móc thiết bịđều đi thuê ở bên ngoài.
Đểđánh giá một cách chi tiết hơn CTTS của các DNXD ta xem xét số liệu về tỷ
Hình 4.8. Tỷtrọng tài sản dài hạn của các doanh nghiệp xây dựng phân loại
theo quy mô doanh nghiệp
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Số liệu trên hình 4.8 cho thấy tỷ trọng TSDH của các DNXD phân loại theo quy mô DN có sự khác biệt rõ rệt. Các DN có quy mô nhỏ có tỷ trọng đầu tư TSDH ở
mức cao khoảng 42% đến 55%, rồi đến các DN có quy mô lớn với tỷ lệ từ 23% đến 37%. Trong khi đó, các DN có quy mô siêu nhỏ và vừa lại có tỷ trọng TSDH rất thấp dao động từ 4% đến 8% (đối với DN vừa) và từ 11% đến 16% (đối với DN siêu nhỏ). Thực tế này cho thấy các DN có quy mô nhỏ có khả năng đầu tư TSDH tốt hơn để đảm bảo năng lực sản xuất, năng lực cạnh tranh so với các DN còn lại. Ngoài ra, các DN có quy mô lớn cũng có lượng TSDH dồi dào đểđảm bảo cho các khoản vốn vay huy động từ bên ngoài. Hơn nữa, có thể thấy tỷ trọng TSDH trong tổng tài sản của các DN trong toàn ngành đã giảm đáng kể từ năm 2012 đến năm 2017, điều này cho thấy sự mất cân đối trong cấu trúc tài sản của các DNXD trong giai đoạn này bởi các DNXD thường tạo ra những sản phẩm có giá trị lớn cho xã hội vì vậy các DN này cần có chính sách quan tâm hơn nữa tới mở rộng TSDH để phục vụ tốt cho quá trình sản xuất kinh doanh.
Bảng 4.8 cho thấy trong số các doanh nghiệp xây dựng trong mẫu có những doanh nghiệp có tỷ trọng tài sản cốđịnh rất thấp. Nguyên nhân có thể trong thời gian dài các DN này chưa chú trọng đầu tư tài sản cố định. Ngược lại, nhóm DN có tỷ
Bảng 4.8. Tỷ trọng tài sản cốđịnh của một số doanh nghiệp xây dựng trong mẫu
nghiên cứu giai đoạn 2012-2017
STT Tên công ty T cỷ trọng tài sản
ốđịnh (lần)
Các công ty có tỷ trọng tài sản cố định trung bình cao
1 Công ty Cổ phần Tasco 0,321 2 Tổng Công ty Cầu Thăng Long - CTCP 0,353 3 Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Phát triển Chiến Thắng 0,467
Các công ty có tỷ trọng tài sản cố định trung bình thấp
1 Công ty Cổ phần Tập đoàn Xuân Trường 0,025 2 Công ty Cổ phần Xuân Trường 18 0,008 3 Công ty Cổ phần Sông Đà 10 0,040 4 Công ty Cổ phần Xây dựng số 9 0,874
Nguồn: Tác giả tính toán từ số liệu báo cáo tài chính b. Tỷ trọnghàng tồn kho và khoản phải thu
- Về tỷ trọng hàng tồn kho: Trong các DNXD nói chung trong giá trị hàng tồn kho chủ yếu là sản phẩm dở dang. Theo tính toán của tác giả, giá trị sản phẩm dở dang chiếm trong giá trị hàng tồn kho nằm trong khoảng 80% đến 90%. Giá trị hàng tồn kho trong DNXD càng cao thể hiện việc ứđọng vốn càng lớn.
Qua hình 4.9 cho biết tỷ trọng hàng tồn kho trong giai đoạn 2012-2017 có sự
biến động khá lớn, trị số cao nhất vào năm 2013 (đạt 27,16%) và thấp nhất vào năm 2016 (11,77%). Năm 2016 với sự vào cuộc tích cực của Chính phủ trong việc bán nhà
ở xã hội cũng như đẩy mạnh đầu tư công do đó tỷ trọng hàng tồn kho trong tổng tài sản của các DNXD giảm đáng kể.
-Về tỷ trọng khoản phải thu: Chỉ tiêu tỷ trọng các khoản phải thu trong tổng tài sản thể hiện khả năng thu hồi từ các chủ đầu tư. Trị số chỉ tiêu càng cao thì khả năng thu hồi tiền từ các chủ đầu tư càng tốt, hiệu quả sử dụng vốn càng cao và rủi ro tài chính từ thanh toán càng giảm. Hình 4.9 cho thấy tỷ trọng khoản phải thu của các năm 2012, 2013, 2014 gần như không thay đổi nhiều đến năm 2015 tỷ trọng này tăng lên 28,68% và năm 2016 giảm chỉ còn 15,03%, còn năm 2017 tỷ lệ này lại rất cao khoảng 29,32%. Điều này thể hiện khả năng thu hồi công nợ của các DNXD không đều qua các năm và có xu hướng giảm dần. Ngoài ra, trị số này trung bình qua các năm dao
động khoảng 0,25 lần, chứng tỏ một lượng vốn tương đối lớn khoảng 25% của các DNXD luôn bị chủđầu tư chiếm dụng, chưa thanh toán.
Hình 4.9. Tỷ trọnghàng tồn kho và khoản phải thu trong tổng tài sản của các
doanh nghiệp xây dựng giai đoạn 2012-2017
Nguồn: Tổng cục Thống kê
4.2.2. Thực trạng cấu trúc nguồn vốn của doanh nghiệp xây dựng Việt Nam giai đoạn 2012-2017
Trongkhoảng thời gian 6 năm từ năm 2012 đến năm 2017, nền kinh tế Việt Nam trải qua nhiều biến động lớn, cùng với sự tăng trưởng vượt bậc của nền kinh tế khi hội nhập quốc tế, Việt Nam còn chịu ảnh hưởng xấu của khủng hoảng tài chính toàn cầu, những chính sách của Chính phủ hậu khủng hoảng đã góp phần ổn định lại nền kinh tế. Ngành XD cũng giốngnhư các ngành kinh tế khác, đã trải qua một thời kỳ nhiều biến động,
điều này thể hiện rõ nhất trong CTNV của các DNXD tại Việt Nam giai đoạn 2012-2017. Do đặc thù của ngành, các DNXD thông thường sẽ sử dụng nợ vay để thực hiện dự án. Do đó, các DNXD thường sẽ có 1 khoản nợ vay lớn trong tổng nguồn vốn. Các khoản nợ phải trả tăng đều qua các năm, góp phần cho tổng nguồn vốn cũng như tổng tài sản của các DN tăng trưởng mạnh mẽ từ năm 2012 đến 2016, tốc độ tăng của nợ
phải trả của các DNXD thời kỳ này rất ấn tượng với tỷ lệ 16,13%/năm. Điều này chứng tỏ các DNXD đã được tiếp cận với nhiều nguồn vốn vay hơn, đặc biệt có thể
gói kích cầu kinh tế 30.000 tỷ của Chính phủđã tác động phần nào tới việc nới lỏng nợ
vay cho các DNXD. Với sự gia tăng nhanh chóng của các DNXD trong giai đoạn này, vì thế phần vốn góp của chủ sở hữu vào tổng nguồn vốn của các DNXD cũng được cải
Hình 4.10. Cấutrúc nguồn vốn của các doanh nghiệp xây dựnggiai đoạn 2012-2017
Nguồn: Tính toán của tác giả
Cấu trúc nguồn vốn là sự kết hợp giữa nợ vay và nguồn VCSH. Nghiên cứu sử
dụng chỉ tiêu tỷ lệ nợ phải trả trên tổng tài sản (tổng nguồn vốn) để phản ánh cấu trúc nguồn vốn của các DNXD được nghiên cứu. Tỷ lệ nợ phải trảđo lường bằng tổng giá trị sổ sách của nợ phải trả trên tổng nguồn vốn (bao gồm nợ phải trả và vốn chủ sở
hữu) củaDN.
Cấu trúc nguồn vốn trung bình của các DNXD trong giai đoạn này khá cao, đều trên 60%, tăng trong năm 2013 sau đó có xu hướng giảm nhưng không nhiều, đến năm 2017 chỉ còn 61,89%, đây cũng là mức thấp nhất trong vòng 5 năm qua.
Hình 4.11. Tình hìnhbiến động cấu trúc nguồn vốn của doanh nghiệp xây dựng giai đoạn 2012-2017
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Xem xét mức độ sử dụng nợ vay của các DNXD phân loại theo quy mô DN có thể thấy một số đặc điểm sau: (i) Cấu trúc nguồn vốn trung bình của toàn bộ DNXD
được nghiên cứu ở mức độ cao, biến động không nhiều và duy trì ở mức 60% đến 65%; (ii) Cấu trúc nguồn vốn của các DN siêu nhỏ ở mức thấp nhất ở khoảng từ 35%
đến 53% điều này cho thấy các DN này rất khó tiếp cận với nguồn vốn vay; (iii) DN lớn là DN có cấu trúc nguồn vốn cao nhất do tận dụng được lợi thế về quy mô và có cấu trúc nguồn vốn cao hơn cả mức trung bình của ngành và thường duy trì tỷ lệ nợ
trên 71%, (iv) Mặc dù cấu trúc nguồn vốn của toàn ngành có xu hướng giảm từ năm 2013 đến nay nhưng khi xét theo quy mô thì chỉ số này lại tăng giảm không đều qua các năm. Việc duy trì hệ số nợở mức cao khiến tình hình tài chính của các DN này kém lành mạnh. Số vốn vay phần lớn đáp ứng nhu cầu vốn cho các dự án dài hạn trong khi các dự án đang chậm tiến độ khiến các DN không tránh khỏi khó khăn.
Lý giải cho vấn đề về việc cấu trúc nguồn vốn của các DNXD có quy mô nhỏ
thường thấp hơn so với các loại hình DN khác, có thể do các nguyên nhân sau: (1) Quy mô vốn nhỏ, kinh nghiệm và khả năng quản lý còn nhiều hạn chế. Do đó, chất lượng thông tin của các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn thấp, báo cáo tài chính không đủđộ tin cậy hoặc không qua kiểm toán độc lập nên chưa đáp ứng các điều kiện vay vốn của ngân hàng hoặc DN cho thuê tài chính. Năng lực sản xuất, kinh doanh của loại hình
doanh nghiệp này cũng còn nhiều hạn chế. Các phương án cho vay doanh nghiệp chứa
đựng nhiều rủi ro và thị trường tiêu thụ chưa ổn định. (2) Đa phần cũng không đủ tài sản để thế chấp. Nếu có thì tính pháp lý vẫn chưa rõ ràng, giá trịđảm bảo thấp. Vì vậy, không đáp ứng được điều kiện cho vay của các tổ chức tín dụng. Trong khi các ngân hàng hiện nay cho vay DN vẫn chủ yếu nhìn vào giá trị tài sản bảo đảm, rất ít hạn mức tín chấp dành cho nhóm khách hàng này. Trên thực tế các DN vừa và nhỏ rất khó để
tiếp cận vốn vay, mà chủ yếu dựa vào nguồn vốn sẵn có của mình. Theo thống kê của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), hiện vẫn còn đến 60% doanh nghiệp chưa tiếp cận được vốn vay. Sở dĩ điều này xảy ra là do các DN nhỏ và vừa thiếu tài sản thế chấp, tình hình tài chính không minh bạch lại trong giai đoạn nợ xấu tăng cao khiến các doanh nghiệp vừa và nhỏ vốn đã khó tiếp cận ngân hàng lại càng khó khi gõ cửa các ngân hàng, tổ chức tín dụng, dù cầu vốn tăng.
Hình 4.12. Cấutrúc nguồn vốn theo quy mô của các doanh nghiệp xây dựng
giai đoạn 2012-2017
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Xem xét CTNV của các DNNN, DN tư nhân và DN FDI có thể thấy CTNV bình quân của các DNNN luôn duy trì ở mức độ cao hơn mức trung bình. Ngược lại, CTNV của các DN có vốn đầu tư nước ngoài thường duy trì ở mức thấp hơn (trong khoảng 0,453 đến 0,565). Điều này cho thấy các DNNN sử dụng nhiều nợ hơn và có khả năng tiếp cận với nguồn vốn vay ở mức cao hơn. Đây cũng là một thực tế khi các DNNN chính là các DN được hưởng nhiều ưu đãi trong khi việc tiếp cận với nguồn vốn tín
dụng, bảo lãnh tín dụng của nhà nước. Các DNNN ưa thích việc sử dụng nguồn vốn vay hơn bởi nếu sử dụng càng nhiều vốn vay thì các DN này lại càng dễđạt được mức hiệu quả cao. Các DNNN nhận được nhiều sự hỗ trợ và hưởng những đặc quyền mà các DN khác không thể có được. DNNN đươc vay vốn không cần thế chấp (khi kinh doanh thu lỗ, vẫn được khoanh nợ, giảm nợ, giãn nợ), được giao đất mà không phải
đóng thuếđất, được giao thực hiện các dự án lớn của nhà nước mà nắm chắc là thu lãi lớn. Tuy nhiên, các DNNN vẫn giữ phong cách và lề lối làm việc cũ, nếu KD có lỗ
cũng đẩy trách nhiệm đó về phía Nhà nước, họ không bị sức ép về trăng trưởng nên có nhiều trường hợp các DNNN sử dụng các công cụ tài chính chưa thựcsự hiệu quả.
Hình 4.13. Cấutrúc nguồn vốn theo loại hình doanh nghiệp
của các doanh nghiệp xây dựng giai đoạn 2012-2017
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Việc sử dụng nợ ở mức độ cao hay thấp có ảnh hưởng trực tiếp đến HQKD của các DN. Tuy nhiên, chiều hướng và mức độ tác động của nợđến HQKD còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Luận án này tiếp tục đi nghiên cứu thực trạng của CTNV trong mối quan hệ với loại hình doanh nghiệp và quy mô doanh nghiệp, được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 4.9. Cấutrúc nguồn vốn của các doanh nghiệp xây dựng
theo quy mô doanh nghiệp và loại hình doanh nghiệp
Quy mô doanh nghiệp Loại hình doanh nghiệp Chung DNNN DN tư nhân DN FDI DN siêu nhỏ 0,277 0,397 0,414 0,396 DN nhỏ 0,548 0,508 0,601 0,509 DN vừa 0,699 0,659 0,625 0,661 DN lớn 0,719 0,702 0,688 0,705 Chung 0,496 0,449 0,510 0,450 Nguồn: Tổng cục Thống kê
Bảng 4.9 thể hiện mối quan hệ giữa CTNV với quy mô DN và loại hình DN. Một điều có thể nhận thấy rõ ràng là dù ở loại hình DN nào đi chăng nữa thì DN lớn vẫn có hệ số nợ cao nhất và DN siêu nhỏ và nhỏ sẽ khó tiếp cận với vốn vay hơn cả. Theo lý thuyết M&M điều chỉnh của Modigliani và Miller (1963) khi cho rằng DN sẽ có lợi khi sử dụng nhiều nợ nhờ tác dụng của lá chắn thuế. Tuy nhiên, trong lý thuyết đại diện của Jensen và Meckling (1976) và Jensen (1986) lại tranh luận rằng nếu sử dụng nợ vay quá cao sẽ làm cho lợi ích của nợ vay vượt quá chi phí sử dụng nợ, bao gồm chi phí đại diện của nợ vay và rủi ro tài chính thì có thể dẫn đến ảnh hưởng tiêu cực đến HQKD. Trên thực tế khi sử dụng nợ vay sẽ có một số ưu điểm