Bối cảnh ngành xây dựng giai đoạn 2012-2017

Một phần của tài liệu Tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của cấu trúc tài chính đến hiệu quả kinh doanh (Trang 88 - 89)

Có thể nói rằng, ngành xây dựng bao gồm xây dựng dân dụng, xây dựng công nghiệp và xây dựng cơ sở hạ tầng đều có triển vọng tích cực trong giai đoạn 2012-2017.

Về xây dựng dân dụng: Luật Nhà Ở (sửa đổi) 2014 cho phép người nước ngoài mua nhà ở tại Việt Nam dự kiến sẽ là lực đẩy quan trọng trong trong thị trường bất động sản Việt Nam. Hiên tại, theo ước tính chỉ có khoảng 500/80.000 người nước ngoài ở Việt Nam sở hữu nhà. Do đó, việc nới lỏng chính sách này có khả năng sẽ tạo nên lực cầu lớn trong phân khúc nhà cao cấp. Việc ra đời của gói tín dụng 30.000 tỷ có ý nghĩa rất quan trọng trong tình hình khó khăn của ngành bất động sản trong giai đoạn 2013-2014. Nó cũng đã mở ra một hướng đi mới giải tỏa những khó khăn trong ngành vào thời điểm đó. Hiện tại có khoảng 91 dự án nhà ở xã hội đang được triển khai với tổng mức đầu tư

28.500 tỷ, trong đó bao gồm 55.830 căn hộ chuyển đổi từ nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội. Tính tới năm 2020, nước ta sẽ có khoảng 4,2 triệu người lao động có nhu cầu về nhà

ở tương đương với nhu cầu khoảng 33,6 triệu m2. Trong đó, theo ước tính nước ta sẽ cần khoảng 430.000 căn hộ cho người có thu nhập thấp, tương ứng với 17,8 triệu m2 và vốn

đầu tư khoảng 100.000-120.000 tỷ. Tình hình kinh tế nước ta ngày càng được cải thiện, cũng với sự hỗ trợ của chính phủ từ việc hạ lãi suất cơ bản và các chính sách kích cầu. Tình hình thị trường bất động sản đã bắt đầu ấm lên.

Về xây dựng công nghiệp: Lượng vốn đầu tư vào ngành công nghiệp sản xuất luôn chiếm tỷ trong cao nhất trong cơ cấu vốn FDI (40-50%), tương đương với lượng giải ngân trung bình 4-5 tỷ USD/năm. Hiện tại, nước ta đang tham gia đàm phán 6

hiệp định FTAs mới, trong đó có TPP, cùng với những cải thiện về hệ thống logistics và môi trường kinh doanh. Do đó, triển vọng của ngành xây dựng công nghiệp được

đánh giá khả quan trong những năm tới.

Về xây dựng cơ sở hạ tầng: Theo Tổng cục Thống kê, Việt Nam có khoảng 40% số lượng đường bộ trong hệ thống giao thông có chất lượng thấp và rất thấp. Do

đó, lượng vốn ước tính cần cho việc nâng cấp hệ thống đường bộ sẽđạt 48-60 tỷ USD cho đến năm 2020, tương đương với nhu cầu đầu tư hàng năm vào khoảng 202.000 tỷ đồng/năm. Ngoài ra, Chính Phủ cũng đã lên kế hoạch xây dựng 26 sân bay (10 sân bay quốc tế và 16 sân bay nội địa) cho đến năm 2020. Trong đó, nổi bật nhất là dự án sân bay Quốc Tế Long Thành (Đồng Nai) với tổng vốn đầu tư vào khoảng 10 tỷ USD. Hiện tại, Việt Nam đang trong tình trạng thiếu hụt điện năng tương đối nghiêm trọng. Bên cạnh đó, việc tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý cho hình thức PPP sẽ mở ra triển vọng về thu hút vốn đầu tư tư nhân trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng.

Xu hướng phát triển ngành xây dựng

Các doanh nghiệp trong nước cần để tìm ra chiến lược phát triển bền vững để đủ sức cạnh tranh với các nhà thầu quốc tế. Hiện tại, chỉ có một số ít các nhà thấu lớn trong nước có cơ hội tiếp cận những phương pháp quản lý, kỹ thuật thi công tiên tiến của thế giới, tuy nhiên trong nước lại không có những doanh nghiệp phụ trợ để

tạo ra lực hỗ trợ cho các doanh nghiệp này vươn lên tầm thế giới. Hiện nay, có một số nhà thầu lớn như CotecCons (CTD) và Hòa Bình (HBC) đang đi sâu vào mô hình Design - Build nhằm tạo nên giá trị tăng cho các gói thầu thực hiện và cải thiện biên lợi nhuận gộp. Đây có thể xu hướng và chiến lược sắp tới cho các công ty xây dựng Việt Nam. Còn lại các doanh nghiệp xây dựng vừa và nhỏ đang phát triển theo hướng tự phát, không có chiến lược, thế mạnh, hay sản phẩm chủ lực và sử dụng công nghệ lạc hậu. Điều này đã tạo ra sự lãng phí, thất thoát trong sản xuất và xây dựng, do đó việc phổ cập và phát triển các công nghệ thi công và quản lý mới là bước đi cần thiết cho ngành xây dựng trong thời gian sắp tới.

Một phần của tài liệu Tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của cấu trúc tài chính đến hiệu quả kinh doanh (Trang 88 - 89)