Khái niệm về chínhsách kinh tế

Một phần của tài liệu 1_ LA Dan Tuan Anh (Trang 50 - 52)

3. Kết cấu của luận án

2.2.1. Khái niệm về chínhsách kinh tế

Khi đề cập đến phạm trù chính sách kinh tế, trước hết cần phải làm rõ: Chính sách là gì, ai là người tạo ra nó, nó tác động đến ai, đến cái gì?

Chính sách được hiểu là công c ụ, là biện pháp can thiệp của Nhà nước vào một ngành, một lĩnh vực hay toàn bộ nền kinh tế theo những mục tiêu nhất định, với những điều kiện thực hiện nhất định và trong một thời hạn xác định.

Chính sách kinh tế đề cập đến công c ụ, biện pháp can thiệp của chính phủ áp dụng vào lĩnh vực kinh tế. Chính sách kinh tế thường bị chi phối từ các chính đảng, nhóm l ợi ích có quyền lực trong nước, các cơ quan quốc tế như Quỹ tiền tệ quốc tế, Ngân hàng th ế giới hay tổ chức thương mại thế giới.

Từ điển bách khoa Việt Nam đã đưa ra khái niệm về chính sách như sau: “Chính sách là nh ững chuẩn tắc cụ thể để thực hiện đường lối, nhiệm vụ. Chính sách được thực hiện trong một thời gian nhất định, trên những lĩnh vực cụ thể nào đó. Bản chất, nội dung và phương hướng của chính sách tùy thu ộc vào tính chất của đường lối, nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa.” [76]

Theo James Anderson: “Chính sách là một quá trình hành động có mục đích theo đuổi bởi một hoặc nhiều chủ thể trong việc giải quyết các vấn đề mà họ quan tâm”

Nghị định 34/2016/NĐ-CP – Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thực hiện Luật Ban hành VBQPPL- ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định: “Chính sách là định hướng, giải pháp của Nhà nước để giải quyết vấn đề của thực tiễn nhằm đạt được Mục tiêu nhất định.” [59]

Như vậy, có thể hiểu: “Chính sách là chương trình định hướng, giải pháp hành động của Nhà nước do các nhà lãnh đạo hay nhà quản lý đề ra để giải quyết một vấn đề của thực tiễn nào đó nhằm đạt được mục tiêu nhất định thuộc phạm vi, thẩm quyền của mình” hoặc chính sách kinh tế là một hệ thống các quan điểm, mục tiêu phươngthức công cụ mà chủ thể quản lý sử dụng tác động lên hành vi c ủa chủ thể và đối tượng nhằm thực hiện những nội dung quản lý kinh tế hướng đến những mục tiêu đã xác định. Nói cách khác, chính sách kinh tế của Nhà nước đó là những giải pháp mà nhà nước sử dụng để xử lý và giải quyết các nội dung kinh tế lớn trong quá trình hoạt động và phát tri ển của nền kinh tế quốc dân.

Những chính sách do các cơ quan hay các cấp chính quyền trong bộ máy Nhà nước ban hành nhằm giải quyết những vấn đề có tính cộng đồng được gọi là chính sách công. Cho đến nay có nhiều quan điểm về khái niệm chính sách công:

Theo quan điểm của Wiliam N. Dunn: “Chính sách công là một kết hợp phức tạp những sự lựa chọn liên quan lẫn nhau, bao gồm cả các quyết định không hành động, do các cơ quan nhà nước hay các quan chức nhà nước đề ra.” [97]

Còn Peter Aucoin l ại khẳng định: “Chính sách công bao gồm các hoạt động thực tế do Chính phủ tiến hành” [87]

Các chính sách có th ể được đề ra và thực hiện ở những tầng nấc, cấp độ khác nhau, từ các tổ chức quốc tế đến từng quốc gia, từ Nhà nước đến các cấp, đơn vị, tổ chức chính trị xã hội cơ sở, doanh nghiệp, nhằm giải quyết những vấn đề đặt ra cho mỗi tổ chức đó và chúng chỉ có hi ệu lực thi hành trong tổ chức đó.

Trên cơ sở những khái niệm chung về CSKT của Nhà nước để đáp ứng yêu cầu nghiên cứu CSKT của chính quyền địa phương trong luận án, tác gi ả mạnh dạn đề xuất và thống nhất sử dụng khái niệm: “Chính sách kinh tế của Nhà nước địa phương (chính quyền địa phương) hỗ trợ DN là định hướng, giải pháp của Chính quyền để giải quyết vấn đề đặt ra và nh ằm đạt được mục tiêu phá t triển và nâng cao NLCT cho DN phù h ợp với đặc điểm, nguồn lực và th ẩm quyền địa phương”. Trong các nội dung tiếp theo của luận án.

Một phần của tài liệu 1_ LA Dan Tuan Anh (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(174 trang)
w