3. Kết cấu của luận án
2.4.1. Kinh nghiệm quốc tế
2.4.1.1. Kinh nghiệm của Singapore
Những năm gần đây Singapore có những bước tiến thần kỳ: tốc độ tăng trưởng cao, GDP bình quân đầu người thuộc nhóm đứng hàng đầu thế giới, cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất đầu tư, phát triển doanh nghiệp đứng thứ nhất châu Á.
Các ngành s ản xuất, kinh doanh phát triển mạnh ở đây là cảng biển, đóng và sửa chữa tàu biển, lọc dầu, lắp ráp máy móc tinh vi, s ản xuất hàng điện tử, hàng bán d ẫn. Ngành thương mại và dịch vụ có nhi ều ưu thế, chiếm đến 40% thu nhập quốc dân.
Để có được những thành tựu nêu trên Chính phủ Singapore đã có nhi ều chính sách đổi mới, trong đó phải kể đến những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ,
tạo điều kiện cho khu vực kinh tế này phát tri ển. Việc hỗ trợ của Chính phủ không chỉ dành cho các doanh nghiệp trong nước mà còn t ạo nhiều điều kiện thuận lợi cho cả doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Singapore khi họ đến đăng ký kinh doanh ở đây. Hiện tại số doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm tới 99% tổng số doanh nghiệp; 62% tổng số lao động; 48% tổng số giá trị gia tăng của Singapore.
Trước hết, Chính phủ rất quan tâm đến vấn đề vốn cho sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Nhiều sinh viên tài năng, có ý t ưởng tốt nhưng gặp khó khăn đã được Chính phủ lựa chọn hỗ trợ vốn để thành lập doanh nghiệp, từ đó nhiều người đã khởi nghiệp thành công và h ọ đã trở thành doanh nhân xu ất sắc. Đặc biệt, những doanh nghiệp có tính sáng tạo cao, có tiềm năng phát triển trong tương lai cũng được Chính phủ xem xét hỗ trợ về mặt tài chính. Chính sách hỗ trợ được thực hiện thông qua vi ệc Chính phủ bảo lãnh với ngân hàng cho doanh nghiệp vay vốn phục vụ cho sản xuất, kinh doanh.
Nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh cho các doanh nghiệp khi đầu tư ra nước ngoài hoặc tham gia vào thị trường xuất khẩu, Nhà nước đã hỗ trợ kinh phí hình thành quỹ đào tạo nhằm nâng cao năng lực cho các giám đốc, nhà quản lý để họ có ki ến thức sâu rộng khi tham gia kinh doanh tại các thị trường trọng điểm như: Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam, Nga.
Nhiều doanh nghiệp đã được hưởng lợi từ các chương trình đào tạo của Chính phủ, họ chỉ phải đóng một phần nhỏ tiền học phí còn ph ần lớn được Nhà nước hỗ trợ nhưng lại được tiếp thu những kiến thức kinh tế mới nhất, những kinh nghiệm quản trị kinh doanh tốt nhất từ các giáo sư, chuyên gia kinh tế, các nhà kinh doanh thành đạt.
Cung cấp thông tin cho doanh nghi ệp cũng là một kênh hỗ trợ quan trọng của Chính phủ. Tổ chức Phát triển doanh nghiệp (IE) trực thuộc Bộ Công Thương Singapore có trên ba mươi văn phòng ở nhiều nước trên thế giới; riêng ở Việt Nam có 2 văn phò ng tại Hà Nội và thành ph ố Hồ Chí Minh. Các văn phòng có trách nhi ệm tập hợp và cung cấp các thông tin th ị trường; Phối hợp tổ chức cho các đoàn doanh nghiệp trong nước đi các nước khảo sát, tìm kiếm đối tác; Hỗ trợ tổ chức các hội nghị,
hội thảo ở nước ngoài; Tăng cường hợp tác, quan hệ với các nước để họ hiểu hơn về Singapore.
2.4.1.2. Kinh nghiệm của Thành ph ố Thâm Quyến (Trung Quốc)
Thành công c ủa Thâm Quyến được đánh giá là thành công của “cơ chế, chính sách” của nhà nước cho phát triển địa phương. Để xây dựng Thâm Quyến, chính phủ Trung quốc chỉ “cho thể chế, không cho ti ền”. Nguồn vốn để xây dựng cơ sở hạ tầng của đặc khu Thâm Quyến- chính là đất đai- “Kho vàng ở dưới chân ta”. Để thu hút, huy động vốn đầu tư từ các doanh nghiệp trong và ngoài nước đến với Thâm Quyến, chính quyền Thâm Quyến chủ động tạo các điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp với chính sách “Tam Thông , nhất bình” (Thông điện, thông nước , giao thông và m ặt bằng sạch” hay “Năm thông, m ột bằng”-Thông th ủ tục, thông điện, thông nước, thông tin liên lạc, giao thông và m ặt bằng sạch
Thẩm Quyến tạo ra sự kết nối hài hòa v ề lợi ích giữa các doanh nghiệp KHCN, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh và ngân hàng (cùng chia s ẻ, cùng hưởng lợi cùng chịu rủi ro), giữa các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài. Bên cạnh đó, thành phố cũng tăng cường phân cấp, phân công trách nhi ệm cho các cấp cơ sở để đủ thẩm quyến thực thi chính sách, nhất là chính sách đất đai, đền bù, tái định cư.
Đối với doanh nghiệp, thành phố áp dụng chính sách giá đất thô cho các doanh nghiệp kinh doanh cơ sở hạ tầng KCN ở mức thấp, thời gian thuê đất dài (50-70 năm) để giảm chi phí đầu tư cũng như phí thuê CSHT. Miễn tiền thuê đất xây dựng nhà ở cho công nhân c ủa các KCN hoặc các doanh nghiệp phát triển công nghi ệp xây nhà cho côn g nhân ở
Chính phủ Trung Quốc cho phép Shenzhen (Thành phố Thẩm Quyến) có th ẩm quyền về kinh tế tương đương với cấp tỉnh và được áp dụng các chính sách ưu đãi đặc biệt về: thuế, tài chính, đất đai, nhà cửa, phát triển ngành nghề, phân phối nguyên liệu, phát triển văn hóa, giáo dục đồng thời chính phủ trung ương cũng ưu tiên tập trung lượng vốn đáng kể của nhà nước đầu tư vào hệ thống kết cấu hạ tầng như: giao thông, c ấp điện, cấp nước, thông tin, h ệ thống nhà xưởng, văn phòng cho thuê cho doanh nghiệp và nhà đầu tư nước ngoài.