3. Kết cấu của luận án
2.4.3. Các bài học cho Hải Phòng
2.4.3.1. Những bài h ọc thành công
Qua nghiên cứu kinh nghiệm và thực tiễn của một số thành phố trong nước và trong khu vực, ta có thể thấy một số kinh nghiệm Hải Phòng c ần rút ra và thực hiện nhằm đạt kết quả như mong muốn:
Chủ động trong việc xây dựng và hoạch định các chính sách của địa phương cho phát triển kinh tế xã hội:
- Xây dựng, ban hành các quy ho ạch chung của thành phố, quy hoạch ngành, các chương trình, cơ chế thực hiện quy hoạch và công khai các quy ho ạch trong dân và doanh nghi ệp
Xây dựng các chính sách theo các quy định của Luật, nghị định, thông tư của cấp trên giao cho để khi các văn bản pháp lý của cấp trên có hi ệu lực là các v ấn đề của địa phương cũng được triển khai kịp thời, khắc phục tình trạng chờ đợi, thiếu đồng bộ, thiếu sự phối hợp trong thực thi chính sách của trung ương. (ii) Thường xuyên lắng nghe và lựa chọn đúng những vấn đề mà doanh nghiệp, người dân vướng mắc trong thực tiễn và là điểm đòn b ẩy trong phát triển để đề ra chính sách
Các chính sách ban hành đúng thẩm quyền, không vượt rào, khôn g vi phạm quy định của luật pháp cũng như các chính sách đã ban hành c ủa cấp trên Các chính sách ban hành phải đúng quy trình, rõ ràng, dễ hiểu, dễ áp dụng trong thực tế.
Chú tr ọng việc tham khảo ý kiến cộng đồng, những người được hưởng lợi, chịu tác động xấu khi thực hiện chính sách và phổ biến công khai các cơ chế, chính sách đã được ban hành.
(iii) Bố trí đủ nguồn lực để thực hiện cơ chế chính sách
Hàng năm ưu tiên bố trí đủ ngân sách thực hiện các chính sách hỗ trợ DN, các đối tượng hưởng lợi từ chính sách đã ban hành, kh ắc phục tình trạng cơ chế chính sách “treo”, ban hành mà không có nguồn lực thực hiện.
Cần cân đối, phân bổ các nguồn lực phù h ợp với khả năng ngân sách của địa phương, tập trung cao cho việc tăng thu ngân sách để tăng nguồn và chủ động trong cân đối ngân sách.
(iv) Chủ động nghiên cứu, tổng kết các chương trình, chính sách đã ban hành Sau mỗi giai đoạn cần nghiên cứu, tổng kết thực tiễn, xin ý kiến các chuyên gia, kinh nghiệm các địa phương có điều kiện tương đồng, phân tích, sơ kết, tổng kết đánh giá các chính sách đã ban hành c ũng như có các quyết định bổ sung, sửa đổi kịp thời
(v) Hải Phòng c ần có sự chỉ đạo phối hợp tốt giữa các sở, ban ngành, quận huyện trong quá trình xây dựng, ban hành và th ực hiện chính sách của thành phố một cách cụ thể: Rõ ng ười, rõ vi ệc rõ trách nhi ệm, rõ k ết quả.
2.4.3.2. Những bài h ọc không thành công
Không ban hành, th ực hiện các chính sách vượt thẩm quyền.
Chủ động, năng động, sáng tạo nhưng không vượt quá thẩm quyền địa phương khi ban hành, thực hiện chính sách chính sách miễn giảm thuế, đấu thầu, đấu giá đất...).
Với những đề xuất chính sách mới cần làm thử, tổng kết, xin ý kiến chỉ đạo của cấp có thẩm quyền.
Không để lợi ích nhóm can thiệp, chi phối chính sách (cơ chế xin cho…). Các chính sách ban hành đều xin ý kiến doanh nghiệp, người dân, các đối tượng chịu tác động của chính sách.
Không để cơ chế “xin, cho”, vì lợi ích nhóm trong ban hành, thực thi chính sách.
Khắc phục tình trạng sao chép, áp dụng máy móc, dập khuôn chính sách của các địa phương trong và ngoài nước vào thực hiện ở địa phương.
CHƯƠNG 3
THỰC TRẠNG CÁC CHÍNH SÁCH KINH T Ế CỦA NHÀ NƯỚC HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PH Ố HẢI
PHÒNG NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
3.1. Khái quát đặc điểm phát triển kinh tế xã h ội và năng lực cạnh tranh củadoanh nghiệp trên địa bàn thành ph ố Hải Phòng