Sự ra đời của TĐKT vào những năm cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX tại các quốc gia tư bản chủ nghĩa ở Châu Âu và Bắc Mỹ mang tính tất yếu và khách quan phù hợp với quy luật tích lũy, tích tụ tập trung, quy luật cạnh tranh và lợi ích kinh tế với lợi nhuận tối đa. Theo tiến trình lịch sử, quá trình hình thành và phát triển của TĐKT gắn liền với nhu cầu liên kết trong hoạt động kinh tế, mà bắt đầu từ phương thức hiệp tác giản đơn công trường thủ công cho đến nay là các xí nghiệp công nghiệp lớn của thời đại công nghiệp. Với sự phát triển mạnh mẽ của thị trường khoa học công nghệ, thị trường vốn và môi trường cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt và quyết liệt trong nền KTTT thì nhu cầu liên kết giữa các xí nghiệp công nghiệp đòi hỏi ngày càng chặt chẽ hơn nhằm đạt được hiệu quả cao, tối ưu và do đó thúc đẩy nhanh quá trình ra đời của TĐKT với quy mô lớn. Không dừng ở phạm vi trong nước, các TĐKT đã mở rộng hoạt động sang tầm quốc tế và trở thành những TĐKT xuyên quốc gia, đa quốc gia và chi phối mạnh đến phát triển kinh tế của nhiều quốc gia và khu vực. Có thể thấy, các quan hệ liên kết đã từng bước phát triển để thích ứng và phù hợp với lực lượng sản xuất, đúng với quy luật về lượng – chất của chủ nghĩa Mác – Lê nin đã phân tích. Mặc dù TĐKT có vai trò quan trọng nhưng cho đến nay, về mặt học thuật vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất. Ở các quốc gia khác nhau thì quan niệm về TĐKT cũng được diễn giải khác nhau và ngay trong một quốc gia thì TĐKT cũng được diễn giải khác nhau vào những giai đoạn khác nhau.
Theo cuốn từ điển tiếng Anh “English Business Dictionary” của nhà xuất bản Longman thì TĐKT được hiểu là:“… một tổ hợp các công ty độc lập về mặt
pháp lý nhưng tạo thành một tập đoàn gồm một CTM và một hay nhiều công ty hoặc chi nhánh góp vốn cổ phần chịu sự kiểm soát của CTM vì CTM chiếm hơn
½ vốn cổ phần.” [43, tr. 256]. Theo cuốn từ điển Thương mại Anh – Pháp –
CTM và các công ty khác mà nó kiểm soát hay trong đó có nó tham gia; mỗi công ty bản thân nó cũng có thể kiểm soát các công ty khác hay tham gia các tổ hợp khác.” [44, tr. 206]. Theo Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung Ương
(CIEM) thì: “Khái niệm TĐKT được hiểu là một tổ hợp lớn các DN có tư cách
pháp nhân hoạt động trong một hay nhiều ngành khác nhau, có quan hệ về vốn, tài chính, công nghệ, thông tin, đào tạo, nghiên cứu và các liên kết khác xuất phát từ lợi ích của các bên tham gia. Trong mô hình này, “CTM” nắm quyền lãnh đạo, chi phối hoạt động của “CTC” về tài chính và chiến lược phát triển”
[47, tr. 46]
Tại một số nước Châu Âu như Đức, Anh, Hà Lan, v.v… khái niệm về TĐKT được hiểu là sự liên kết giữa nhiều chủ thể kinh tế có chung lợi ích, có mối quan hệ sở hữu và khế ước với nhau, cùng tiến hành SXKD trong một hoặc nhiều ngành, lĩnh vực kinh tế. Tại Nhật Bản, TĐKT được coi là một tập thể các DN độc lập với nhau về mặt pháp lý, hỗ trợ nhau để duy trì được khả năng độc lập, đồng thời nắm giữ cổ phần của nhau, thiết lập được mối quan hệ mật thiết trên các phương diện hùn vốn, huy động nhân lực, cung ứng nguyên liệu, tiêu thụ sản phẩm… Tại Trung Quốc, theo văn bản chính thức “Quy định tạm thời về việc thành lập và quản lý các tập đoàn DN” do Ủy ban kinh tế và mậu dịch nhà nước, Ủy ban cải cách cơ cấu nhà nước ban hành vào tháng 4-1995, khái niệm tập đoàn DN được nêu như sau: “Tập đoàn DN là một tổ chức kinh doanh tập
hợp các DN có liên quan với nhau bởi một CTM. CTM của mỗi tập đoàn DN sẽ hoạt động như là hạt nhân của tập đoàn, còn các CTC và các DN có liên quan khác đều là các pháp nhân được pháp luật công nhận, chia sẻ toàn bộ các quyền dân sự có liên quan và chịu trách nhiệm dân sự phát sinh. Những công ty trực thuộc hoặc những đơn vị không phải là pháp nhân sẽ không phải là thành viên độc lập của Tập đoàn”. [3, tr. 46]
Có nhiều lý do để giải thích cho sự không thống nhất về định nghĩa TĐKT nói trên, nhưng lý do căn bản và chủ yếu chính là tính chất phức tạp trong mối quan hệ hợp tác liên kết của các công ty thành viên của TĐKT, mà nội hàm của quan hệ liên kết chính là sự phản ánh trình độ phát triển kinh tế của mỗi quốc gia khác nhau trong mỗi giai đoạn phát triển khác nhau. Điều này cũng giải thích tại
sao TĐKT có nhiều tên gọi khác nhau ở những giai đoạn khác nhau, chẳng hạn như: Cartel, Syndicate, Trust, Consortium, Concern hay Conglomerate v.v…; hay với những quốc gia khác nhau thì TĐKT cũng được gọi bởi những tên khác nhau, chẳng hạn như tại Đức, TĐKT được gọi là Konzern, tương tự tại Nhật bản được gọi là Zaibatsu (trước chiến tranh thế giới lần thứ 2) và Keiretsu (sau chiến tranh thế giới lần thứ 2), Hàn Quốc là Chaebol, Trung Quốc là Tập đoàn DN v.v…
Mặc dù có sự nhìn nhận khác nhau từ các cách tiếp cận khác nhau, song nội hàm của những nội dung khác nhau không nằm ngoài việc lột tả cơ chế liên kết nội tại, bên trong giữa các công ty thành viên của tập đoàn bao gồm liên kết về vấn đề sản xuất, liên kết về vấn đề thương mại tiêu thụ và liên kết về vấn đề tài chính, vốn góp. Ngoài ra, TĐKT không có tư cách pháp nhân nhưng các DN thành viên có tư cách pháp nhân.
Về khái niệm TĐKTNN ở Việt Nam, theo chủ trương của Đảng và Nhà nước, việc thành lập phát triển các TĐKTNN có từ thập niên 90, với văn bản như đã nêu Quyết định số 91/TTg ngày 07-3-1994 của Thủ tướng Chính phủ về việc thí điểm thành lập tập đoàn kinh doanh. Do nhu cầu thực tiễn, khái niệm TĐKT đã được quy định tại nhiều văn bản pháp lý; đến nay theo Luật DN 2014
– văn bản pháp luật cập nhật về TĐKT – có hiệu lực từ 01-7-2015, đã xác định một định nghĩa thống nhất cho TĐKT nói chung, theo đó Điều 188 về TĐKT, TCT quy định:
“1. TĐKT, TCT thuộc các thành phần kinh tế là nhóm công ty có mối quan
hệ với nhau thông qua sở hữu cổ phần, phần vốn góp hoặc liên kết khác. TĐKT, TCT không phải là một loại hình DN, không có tư cách pháp nhân, không phải đăng ký thành lập theo quy định của Luật này.
2. TĐKT, TCT có CTM, CTC và các công ty thành viên khác. CTM, CTC và mỗi công ty thành viên trong TĐKT, TCT có quyền và nghĩa vụ của DN độc lập theo quy định của pháp luật.” [20, tr. 245, 246].
Như vậy qua việc phân tích trên có thể khẳng định quan niệm TĐKT về bản chất là không thay đổi, đều nói lên một nhóm các công ty hoạt động liên kết với nhau theo một cơ chế nhất định nào đó để tạo nên sức mạnh cạnh tranh và
mang lại hiệu quả cho từng công ty thành viên và cho cả nhóm. Còn tên gọi của TĐKT, thực chất là gián tiếp nói lên đặc thù về vấn đề cơ chế liên kết trong nhóm giữa các công ty thành viên trên cơ sở phát triển ở mỗi thời kỳ của tập đoàn, đồng thời ở vào một giai đoạn phát triển nhất định nền kinh tế của quốc gia nơi sản sinh ra TĐKT đó. TĐKTNN ở Việt Nam do nhà nước thành lập và có CSH là nhà nước.
Với mục tiêu nghiên cứu của luận án này cũng như nhằm lột tả được bản chất phát triển của TĐKT; trên cơ sở tiếp cận như vậy, có thể hiểu: “TĐKT là tổ
hợp các công ty liên kết với nhau theo hình thức CTM - CTC để tạo ra lợi thế cạnh tranh dựa trên hiệu quả kinh tế theo quy mô.”