Thực hiện chủ trương tái cơ cấu các TĐKTNN và TCTNN của Thủ tướng Chính phủ [24] và có tính tới định hướng phát triển trong giai đoạn tiếp theo; theo đó đẩy mạnh có tính quyết liệt việc cổ phần hóa DN thành viên, tiến tới cổ phần hóa CTM - Tập đoàn HCVN vào năm 2020, là giải pháp quan trọng bậc nhất và khả thi đối với sự phát triển của Tập đoàn trong thời gian tới đây. Thực hiện cổ phần hóa vẫn giữ phần vốn nhà nước hơn 50%, nhưng không quá 65% tại các CTC trong những ngành hàng chủ lực của Tập đoàn, cũng như tại CTM - Tập đoàn HCVN; cụ thể quá trình cổ phần hóa được chia làm 02 giai đoạn như sau:
(1) Giai đoạn từ nay - 2018: Tiếp tục đa dạng hóa sở hữu trong các DN
thành viên của Tập đoàn HCVN là một trong những giải pháp hữu hiệu của cho sự phát triển Tập đoàn HCVN. Việc cổ phần hóa DN thành viên của Tập đoàn HCVN hiện nay được coi là bước quyết định cho quá trình tạo động lực phát triển mới, bởi vì:
Trong nền KTTT có nhiều loại hình DN cùng tồn tại, đan xen với nhau tạo thành cấu trúc nhiều tầng, trong đó các công ty cổ phần chiếm vị trí thống trị và là động lực phát triển của nền kinh tế. Việc duy trì lâu 100% sở hữu vốn nhà nước sẽ tự hạn chế sự phát triển của Tập đoàn HCVN do không huy động được vốn của xã hội để đầu tư, đổi mới công nghệ sản xuất. Cổ phần hóa các DNNN thành viên của Tập đoàn HCVN và thành lập các công ty cổ phần mới nhằm đẩy mạnh tích tụ và tập trung vốn. Đây được coi là biện pháp tốt nhất để huy động vốn ngoài xã hội, vốn của các DN khác. Cổ phần hóa và thành lập mới các công ty cổ phần làm thành viên của Tập đoàn HCVN nhằm góp phần tách biệt mối quan hệ giữa quyền sở hữu và quyền quản lý kinh doanh. Sự tách biệt hợp lý giữa quyền sở hữu và quyền quản lý kinh doanh cho phép đáp ứng được những yêu cầu của kinh doanh quy mô lớn. Từ đặc điểm này, từng bước cho phép Tập đoàn HCVN phát triển tiến tới có quy mô lớn trong nền KTTT, hình thành nên một TĐKT có tầm quốc gia và xuyên quốc gia, phù hợp với quy luật phát triển khách quan như các TĐKT lớn trên thế giới đã phát triển trải qua hàng trăm năm và tồn tại cho đến ngày nay.
Cổ phần hóa tạo điều kiện để Tập đoàn HCVN thúc đẩy quá trình tái cơ cấu sắp xếp các DN thành viên. Cổ phần hóa một mặt nhằm thu hút thêm nguồn vốn để đầu tư phát triển SXKD, tạo động cơ động lực phát triển thực sự, thay đổi phương thức quản lý, tạo sự quản lý và kiểm soát “mềm” trong nội bộ, từng bước tăng khả năng cạnh tranh trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực và kinh tế thế giới. Mặt khác, sẽ giúp cho việc tổ chức liên kết được hợp lý giữa các DN thành viên hướng vào việc tạo nên chuỗi giá trị, tăng thêm giá trị gia tăng và tạo được hiệu quả và lợi thế quy mô. Cổ phần hóa các DN nhà nước thành viên của Tập đoàn HCVN là giải pháp cơ bản và quan trọng tạo cơ cấu thích hợp, quy mô lớn… làm lành mạnh hóa tài chính DN thông qua việc cơ cấu lại các khoản nợ. Quy mô vốn của các DN sẽ từng bước được tăng lên, lao động của DN được cơ cấu lại theo hướng hợp lý và hiệu quả hơn.
(2) Giai đoạn 2019-2020: sau khi cơ bản thực hiện xong cổ phần hóa phần
lớn các DNNN thành viên của Tập đoàn HCVN vào năm 2018, giai đoạn 2019- 2020 hướng vào việc cổ phần hóa CTM – Tập đoàn HCVN, coi đây là biện pháp triệt để thực hiện bước quá độ của quá trình phát triển theo hướng hiệu quả kinh tế, phù hợp với xu hướng phát triển KTTT, từng bước Nhà nước không cần thiết nắm giữ những ngành nghề kinh tế mà xét về hiệu quả kinh tế khu vực tư nhân có khả năng làm và làm tốt hơn. Công nghiệp hóa chất nói chung là một trong những ngành mà khu vực kinh tế ngoài khu vực kinh tế Nhà nước có thể đảm nhiệm được tốt. Việc này cũng hoàn toàn phù hợp với chủ trương của Nhà nước ta về cổ phần hóa các TĐKTNN và TCTNN, góp phần cơ bản đưa nước ta bước vào thời kỳ đầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế vào năm 2020.