Nghiên cứu nội dung kinh tế phát triển TĐKT nhằm trả lời cho câu hỏi quy mô kinh tế của TĐKT là bao nhiêu, mức độ tăng trưởng như thế nào và quan trọng nhất là phương thức để đạt được sự tăng trưởng đó. Nội dung kinh tế của DN nói chung và của TĐKT được phản ánh bằng các yếu tố kinh tế cơ bản đầu vào của quá trình sản xuất là vốn, lao động và các chỉ tiêu kinh tế đầu ra như doanh thu, lợi nhuận. Nội dung kinh tế không chỉ đơn thuần dừng lại ở các yếu kinh tế này (cả đầu ra và đầu vào) mà quan trọng hơn là phản ánh sự biến đổi có tính chất động của chúng để tạo ra kết quả thu nhập cuối cùng là lợi nhuận. Nói cách khác sự biến đổi của chúng về mặt số lượng (tăng trưởng) và chất lượng tăng trưởng cần được nghiên cứu.
1.2.1.1 Quy mô và tốc độ tăng trưởng của tập đoàn kinh tế
Quy mô của TĐKT thường được thể hiện qua các chỉ tiêu là vốn, doanh thu, lợi nhuận và lao động. Tốc độ tăng trưởng của TĐKT phản ánh mức độ gia tăng về quy mô của TĐKT qua các thời kỳ khác nhau, và nó được đo bằng mức tăng trưởng tuyệt đối khi so sánh giữa các thời kỳ với nhau (quy mô tăng trưởng); hoặc số tương đối tức tỷ lệ phần trăm tăng thêm kỳ nghiên cứu so với kỳ trước hoặc kỳ gốc (tốc độ hay tỷ lệ tăng trưởng). Tốc độ tăng trưởng cũng
được tính toán đo lường thông qua chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm trong một giai đoạn nhất định (5 năm hoặc 10 năm…)
Bảng 1.1: Danh sách 15 TĐKT lớn nhất thế giới năm 2014 do Forbes Global xếp hạng
Tập đoàn Doanh số Lợi nhuận Tài sản
(Tỷ US$) (Tỷ US$) (Tỷ US$)
Ngân hàng Công thương Trung Quốc (ICBC) 148,7 42,7 3.124,9
Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc 121,3 34,2 2.449,5 (China Construction Bank)
Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc 136,4 27,0 2.405,4 (Agricultural Bank of China)
Tập đoàn JP Morgan Chase (JPMorgan Chase) 105,7 17,3 2.435,3 Tập đoàn Bershire Hathaway Inc 178,8 19,5 493,4 (Berkshire Hathaway)
Tập đoàn Dầu khí Exxon Mobil (Exxon Mobil) 432,4 32,6 346,8 Tập đoàn GE (General Electric) 143,3 14,8 656,6 Tập đoàn Wells Fargo (Wells Fargo) 88,7 21,9 1,543 Ngân hàng Trung Quốc (Bank of China) 105,1 25,5 2.291,8 Tập đoàn Dầu khí Trung Quốc (PetroChina) 328,5 21,1 386,9 Tập đoàn Shell(Royal Dutch Shell) 459,6 16,4 357,5 Tập đoàn Toyota Motor (Toyota) 255,6 18,8 385,5 Ngân hàng Mỹ (Bank of America) 101,5 11,4 2.113,8 Ngân hàng HSBC (HSBC) 79,6 16,3 2.671,3 Tập đoàn Apple (Apple) 173,8 37,0 225,2
(Nguồn: https://en.wikipedia.org/wiki/Forbes_Global_2000) Tốc độ tăng trưởng
cao có ý nghĩa phản ánh sự gia tăng cao của quy mô và qua đó giải quyết được tốt nhất các vấn đề liên quan khác trong hoạt động của TĐKT. Do đó, việc duy trì tốc độ tăng trưởng cao hợp lý và trong thời gian dài là cần thiết. Tuy nhiên, dưới tác động của các yếu tố nội tại bên trong TĐKT cũng như tốc độ tăng trưởng với các yếu tố môi trường bên ngoài khác thì không dễ dàng gì đạt được mục tiêu này. Vì vậy, từ góc độ TC, QL việc tạo được mối quan hệ liên kết hữu cơ giữa các công ty thành viên trong TĐKT để nâng cao hiệu suất sử dụng các nguồn lực đầu vào, tận dụng lợi thế quy mô để luôn duy trì được mức sản lượng tiềm năng là quan trọng và cần thiết.
Về phương thức để đạt sự tăng trưởng, hay nguồn gốc của tốc độ tăng trưởng của TĐKT. Như đã trình bày, trong hoạt động SXKD của một đơn vị kinh tế có ba yếu tố quan trọng đảm bảo cho sự phát triển: (1) Thiết bị, máy móc và nguyên nhiên vật liệu (Vốn (K); (2) Lao động sống (L), (3) Trình độ khoa học kỹ thuật, khả năng TC, QL của đơn vị nói riêng và toàn xã hội nói chung (năng suất nhân tố tổng hợp (TFP). Nếu biểu diễn mối quan hệ dưới dạng công thức thì ta có Y = F(K, L, TFP), trong đó Y là thu nhập của TĐKT (doanh thu). Do đó, tăng trưởng của TĐKT được phân thành 02 loại: Tăng trưởng theo chiều rộng, phản ánh tăng thu nhập phụ thuộc vào tăng quy mô nguồn vốn (K), số lượng lao động (L); và tăng trưởng theo chiều sâu tức phụ thuộc vào năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) nói chung, tức khoa học và công nghệ cũng như vấn đề về TC, QL nói chung.
1.2.1.2 Khả năng cạnh tranh của tập đoàn kinh tế
Khả năng cạnh tranh của một TĐKT cụ thể được hiểu là tập hợp các yếu tố sinh lợi hơn hẳn so với các TĐKT khác. Khả năng cạnh tranh của TĐKT thể hiện qua các vấn đề là NSLĐ và sức sáng tạo, đổi mới của TĐKT để tạo ra hiệu quả kinh tế cao. Về tổng thể, năng lực cạnh tranh của TĐKT là khả năng TĐKT có thể đạt và duy trì được mức tăng trưởng cao, năng lực sản xuất tăng bằng việc đổi mới, sử dụng các công nghệ cao, đào tạo kỹ năng liên tục cho lao động… Qua đó giúp cho TĐKT phát triển nhanh và bền vững. Từ góc độ TC, QL, việc tận dụng tốt các yếu tố sinh lợi sẽ giúp cho TĐKT nhanh chóng đạt được mức tăng trưởng và hiệu quả kinh tế cao dựa trên việc duy trì và khai thác được mức sản lượng tiềm năng. Năng lực cạnh tranh của TĐKT vừa là kết quả của một quá trình phát triển vừa là cơ sở, điều kiện của sự phát triển mới.