(1) Quan hệ giao dịch kinh doanh
Quan hệ giao dịch kinh doanh nội bộ trong tổ hợp Tập đoàn có mục tiêu áp dụng hướng đến các đơn vị sản xuất trong cùng khối để nhằm tối thiểu hóa chi phí giá thành sản xuất. Để đảm bảo mục tiêu này, dưới sự điều hành chiến lược của CTM – Tập đoàn HCVN, các ĐVTV trong tổ hợp Tập đoàn giao dịch với nhau phải đảm bảo tính chất ưu tiên thể hiện qua việc ưu tiên mua bán hàng hóa theo mức giá hợp lý có thể thấp hơn so với giá thị trường. Tuy nhiên, để thu hút tới khả năng tài chính của đơn vị thì những giao dịch này đòi hỏi phải được công khai và minh bạch. Thực trạng lỗ hay lãi có thể ảnh hưởng tới đối tác liên quan nhưng đảm bảo cùng hướng đến hiệu quả chung của tổ hợp Tập đoàn.
Các loại giao dịch kinh doanh nội bộ trong tổ hợp Tập đoàn gồm có mua bán hàng hóa; cung cấp và tiếp nhận các dịch vụ; cho thuê; chuyển giao nghiên cứu và triển khai (R&D); chuyển nhượng các thỏa thuận cấp phép (chẳng hạn
như cấp phép khai thác quặng); chuyển nhượng các thỏa thuận tài chính; hoặc đứng ra bảo lãnh, thanh toán nợ của đơn vị này thay mặt cho đơn vị khác trong cùng khối hoặc khác khối… Đối với các đơn vị cùng khối nhưng có quan hệ theo dây chuyền sản xuất chẳng hạn như khối Phân bón (sau khi đã được cơ cấu lại như đã trình bày) thì cần thiết xây dựng quy chế hợp tác phối hợp giữa các đơn vị với nhau, đồng thời cũng quy định rõ về dịch vụ, chất lượng sản phẩm, giá giao dịch nội bộ… Ngược lại, đối với những đơn vị có quan hệ độc lập tương đối trong cùng khối hoặc khác khối thì giao dịch một mặt vẫn phải tuân theo nguyên tắc thị trường, tự nguyện, bình đẳng cùng có lợi nhưng vẫn cần có những bảo hộ hay ưu đãi theo những điều kiện nhất định có sự can thiệp nhất định của CTM mà không vi phạm nguyên tắc thị trường và hội nhập quốc tế. Quy chế mua bán sản phẩm nội bộ của tổ hợp Tập đoàn như đã phân tích đã được xây dựng nhưng chưa hướng đến mục tiêu liên kết các đơn vị lại với nhau theo thể thống nhất. Vì vậy, những nội dung giải pháp trên đây cần được cập nhật.
(2) Liên kết đầu tư
Liên kết đầu tư thể hiện rõ vai trò của CTM – Tập đoàn HCVN trong việc triển khai chiến lược tăng trưởng phát triển. Theo đó, dưới sự chỉ đạo của CTM, các dự án chiến lược hoặc việc mở rộng đầu tư sản xuất của các đơn vị đang hoạt động phải đảm bảo tính kết nối và tương tác với hoạt động hiện có, theo nghĩa tăng cường thêm sức cạnh tranh hoặc bổ khuyết cho một khâu yếu nào đó trong chuỗi giá trị mà tổ hợp Tập đoàn đang bị thiếu, đang cần... Thực tế hoạt động đầu tư thời gian qua cho thấy, CTM – Tập đoàn HCVN không hoàn toàn có đủ vốn để đáp ứng được các dự án chiến lược cũng như nhu cầu của các ĐVTV. Vì vậy, CTM – Tập đoàn Hóa chất cần hướng tập trung theo các hướng sau:
- Xác định chỉ tiêu mang tính vĩ mô chẳng hạn như mức vay vốn, các chỉ tiêu đánh giá tính hiệu quả của dự án, đồng thời giám sát hiệu quả trong quá trình triển khai dự án, hoặc thậm chí đứng ra bảo lãnh vay vốn… còn việc triển khai vay vốn và triển khai thực hiện dự án do ĐVTV thực hiện.
- Điều hòa vốn hợp lý giữa các ĐVTV theo yêu cầu phát triển.
- Phân cấp đầu tư và tập trung vào các dự án nâng cao năng lực cốt lõi, sản phẩm mũi nhọn của tổ hợp Tập đoàn.
(3) Liên kết trao đổi thông tin
Liên kết trao đổi thông tin diễn ra chủ yếu ở khâu tiêu thụ, nhưng có vai trò quan trọng tương tự như quan hệ giao dịch kinh doanh (diễn ra chủ yếu ở khâu sản xuất) ở chỗ làm giảm chi phí giá thành phát sinh ở khâu trung gian nếu hoạt động này được làm bài bản và triệt để. Hoạt động của tổ hợp theo cấu trúc tổ chức M-Form thì việc liên kết trao đổi thông tin trở nên hết sức quan trọng, đảm bảo hoạt động phát triển của tổ hợp Tập đoàn có sự hài hòa, thích ứng với sự biến động từ môi trường bên ngoài. Ngoài ra, hoạt động cũng có tác dụng tạo lập cơ chế tích cực khuyến khích cạnh tranh nội bộ giữa các khối.
Quan hệ trao đổi thông tin diễn ra giữa CTM – Tập đoàn HCVN với các ĐVTV và giữa các ĐVTV với nhau. Phương thức xây dựng chủ yếu là sử dụng quyền lực của cổ đông lớn để điều phối và theo cơ chế hiệp thương. Các phương thức này đều phải hướng tới mục tiêu đạt được mục tiêu thống nhất trong hành động của cả tổ hợp Tập đoàn theo chiến lược của CTM đã đề ra trên cơ sở nguyện vọng, lợi ích của từng thành viên. Hoạt động triển khai cụ thể có thể tùy cơ nhưng cũng có thể theo chế độ định kỳ trên cơ sở thỏa thuận và sự điều phối của CTM; phạm vi thông tin không nhất thiết bó hẹp trong khâu tiêu thụ mà có thể bất cứ hoạt động liên quan nào. Hiện nay, hoạt động liên kết trao đổi thông tin của tổ hợp Tập đoàn còn rất yếu như đã phân tích, hơn nữa thông tin chủ yếu dừng ở mức tổng kết báo cáo theo định kỳ quý, năm… chưa đạt được tính chất liên kết, đặc biệt đối với những đơn vị có cùng sản phẩm. Vì vậy, trong thời gian tới CTM cần đẩy mạnh các cơ chế và làm phong phú thêm các hoạt động để tạo được sự gắn kết hòa chung vào các loại hoạt động liên kết khác.
(4) Liên kết tài chính
Hiện nay, tại CTM – Tập đoàn HCVN đã áp dụng chế độ Báo cáo tài chính hợp nhất và đang trong giai đoạn thực hiện mô hình GĐ tài chính. Để triệt để hướng tới tác dụng của hai nội dung đang thực hiện trên đây, thiết nghĩ cần phải chỉ rõ:
- Trong quản lý tài chính nội bộ của tổ hợp Tập đoàn, nguyên tắc hoạt động của CTM là cung cấp vốn cho dự án kinh doanh mới, không chuyển vốn từ dự án đầu tư này sang dự án đầu tư khác và không can thiệp vào hoạt động hàng
ngày của các dự án; để qua đó tránh nảy sinh những vấn đề tiêu cực và không thống nhất.
- Mô hình GĐ tài chính, tức là vấn đề Tài chính và vấn đề Kế toán có nghiệp vụ được tách bạch, qua đó GĐ tài chính sẽ chịu trách nhiệm chuyên sâu về chiến lược tài chính của tổ hợp Tập đoàn, thu xếp vốn, kinh doanh tài chính, tìm kiếm các cơ hội đầu tư, mở rộng cơ hội hợp tác kinh doanh… Qua đó hỗ trợ tích cực cho quá trình tăng trưởng và chiến lược phát triển dài hạn của cả tổ hợp Tập đoàn. Từ góc độ TC, QL, mô hình GĐ tài chính sẽ giúp cho vai trò đầu tư vốn của CTM được nâng cao và chi phối đối với mọi hoạt động khác trong tổ hợp Tập đoàn.
Ngoài ra, xem xét thành lập bộ phận quản lý vốn đầu tư nằm trong phòng tài chính – kế toán tại các CTC, công ty liên kết. Bộ phận chức năng này sẽ chịu trách nhiệm theo dõi, đánh giá tình hình SXKD của các đơn vị nhận vốn đầu tư từ CTM, định kỳ báo cáo kết quả giám sát và tình hình hoạt động của đơn vị nhận đầu tư để giúp CTM có thông tin và ra quyết định.
(5) Xây dựng văn hóa và thương hiệu của tổ hợp Tập đoàn
Văn hóa của tổ hợp Tập đoàn sẽ tạo nên giá trị của tổ hợp Tập đoàn và do đó tạo nên thương hiệu của tổ hợp Tập đoàn. Trong thời gian tới, tổ hợp Tập đoàn VNC cần xác lập các giá trị cốt lõi thông qua 3 thành tố như đã trình bày là: Tầm nhìn (Vision), Sứ Mệnh (Mission) và Khẩu hiệu hoạt động (Slogan), sau đó triển khai và quán triệt đến hoạt động chung của toàn tổ hợp Tập đoàn. Đồng thời tổ hợp Tập đoàn, đặc biệt là CTM – Tập đoàn HCVN cần thực hiện những nội dung sau đây:
-Đề cao giá trị con người (giá trị nhân văn): Chú trọng đời sống vật chất,
tinh thần của cán bộ công nhân viên. Lấy con người làm yếu tố trung tâm của sự phát triển. Chăm sóc tốt đời sống vật chất, tinh thần của mỗi cán bộ công nhân viên, củng cố và phát triển hiệu quả hoạt động của các đoàn thể quần chúng; tăng cường hợp tác, giao lưu giữa các DN thành viên nhằm gắn kết mọi người qua sinh hoạt tập thể. Nhận được sự tôn trọng, quan tâm chăm sóc, thấy được vai trò của mình trong xây dựng và phát triển của tổ hợp Tập đoàn, cán bộ nhân viên sẽ có trách nhiệm và gắn bó lâu dài và chắc chắn sẽ đem tới sự thành công của toàn tổ hợp Tập đoàn.
-Xây dựng tiêu chuẩn trong công việc: Tiêu chuẩn công việc dựa trên kết quả đầu ra. Bộ tiêu chuẩn cần được soạn thảo theo hướng khuyến khích sự phối hợp giữa các bộ phận, giữa các cá nhân trong từng bộ phận và phối hợp toàn tổ hợp Tập đoàn. Qua đó, giúp cho các bộ phận làm việc có tinh thần tập thể, mọi người hòa đồng với nhau hơn, lãnh đạo, nhân viên có thái độ tích cực hơn, có ý thức và trách nhiệm hơn.
- Liên tục cải tiến: Sự cải tiến cần phải được đề cao để hướng tới chất
lượng công việc (sản phẩm quản lý) và chất lượng sản phẩm. Yêu cầu về tính đồng đều của chất lượng cần được ý thức thực hiện và thực thi có trách nhiệm tại mỗi bộ phận, mỗi cá nhân trong toàn tổ hợp Tập đoàn. Trong bối cảnh mới, khi mà yêu cầu về chất lượng công việc, chất lượng sản phẩm và thời gian thực hiện được đặt lên hàng đầu thì DN cần có những con người có tinh thần chủ động, tự giác, có khả năng đưa ra những sáng kiến làm lợi cho tổ hợp… Trên cơ sở niềm tin và những giá trị nhân văn được xác lập (vốn văn hóa) sẽ chuyển hóa thành động cơ, động lực tình cảm… và thể hiện qua hành động sẽ tạo nên những quy chuẩn bất thành văn nhưng có tính thống nhất và có lợi cho hiệu quả công việc và do đó tạo nên giá trị văn hóa và hiệu quả chung của tổ hợp Tập đoàn.
-Xây dựng hình ảnh của tổ hợp và nhắc nhở toàn thể cán bộ nhân viên về mục tiêu hướng tới. Xây dựng một biểu tượng thống nhất trong toàn tổ hợp Tập
đoàn nhằm tạo ra những giá trị đặc trưng riêng. Xác định mục tiêu và nhắc nhở là để hoàn thành mục tiêu ấy và qua đó xác lập được giá trị sự tồn tại của tổ hợp Tập đoàn trong lòng xã hội.