2.2.1.1 Doanh thu:
Quá trình hoạt động của tổ hợp Tập đoàn cho thấy doanh thu đạt được tương đối cao và có tốc độ tăng trưởng nhanh, thể hiện như sau:
Bảng 2.1: Doanh thu của tổ hợp Tập đoàn giai đoạn 1996-2015
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Năm Doanh thu Năm Doanh thu
1996 3.796 2006 13.501 1997 4.547 2007 18.138 1998 5.130 2008 23.684 1999 5.455 2009 25.535 2000 6.713 2010 29.785 2001 6.699 2011 39.316 2002 7.714 2012 43.641 2003 9.087 2013 44.102 2004 11.771 2014 49.912 2005 12.895 2015 45.592
(Nguồn: Tập đoàn HCVN, tổng hợp Báo cáo SXKD hàng năm [42]) Số liệu
Bảng 2.1 cho thấy trong giai đoạn 1996-2005 thì năm 2005 doanh thu của tổ hợp Tập đoàn là 12.895 tỷ đồng, gấp 3,4 lần so với năm 1996; tốc độ tăng trưởng doanh thu khá cao, đạt 240% trong cả giai đoạn, trung bình 26,6%/năm. Sang đến giai đoạn 2006-2015, năm 2015 doanh thu của tổ hợp Tập đoàn là 45.592 tỷ đồng, gấp 3,4 lần so với năm 2006; tốc độ tăng trưởng doanh thu giảm nhẹ so với giai đoạn trước, đạt 238% trong cả giai đoạn, trung bình 26,4%/năm.
So sánh giữa hai giai đoạn và trên cơ sở ngành nghề kinh doanh cho thấy, giai đoạn đầu hoạt động của tổ hợp Tập đoàn về cơ bản tập trung vào ngành nghề kinh doanh chính tức sản xuất sản phẩm vật chất; trong khi đó giai đoạn sau có sự đầu tư mở rộng sang lĩnh vực hoạt động như tài chính ngân hàng, qua đó ảnh hưởng đến doanh thu.
2.2.1.2 Lợi nhuận:
Hoạt động của tổ hợp Tập đoàn cho thấy kinh doanh có lãi, vốn nhà nước được bảo toàn và phát triển; cụ thể:
Bảng 2.2: Lợi nhuận và nộp NSNN của tổ hợp Tập đoàn giai đoạn 1996-2015
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Năm Lợi Nộp Năm Lợi Nộp NS
nhuận NSNN nhuận 1996 168 162 2006 682 494 1997 164 176 2007 1.154 715 1998 175 207 2008 1.987 915 1999 221 241 2009 3.948 1.256 2000 218 294 2010 2.844 1.216 2001 215 353 2011 3.208 1.581 2002 248 369 2012 3.318 1.743 2003 246 392 2013 2.731 1.700 2004 313 396 2014 2.776 2.523 2005 337 471 2015 1.658 1.794
(Nguồn: Tập đoàn HCVN, tổng hợp Báo cáo SXKD hàng năm [42]) Giai đoạn
1996-2005, lợi nhuận của tổ hợp Tập đoàn có mức tăng trưởng ổn định, tương đối đều năm sau cao hơn năm trước; trung bình đạt 230,5 tỷ đồng/năm; tốc độ tăng lợi nhuận trung bình cả giai đoạn này đạt 101%, bình quân 11,2%/năm. Đây là mức lợi nhuận trung bình phù hợp với lĩnh vực ngành nghề và phù hợp với tình hình phát triển kinh tế chung của quốc gia trong giai đoạn này. Giai đoạn 2006-2015, lợi nhuận tăng (giảm) theo chu kỳ không ổn định, nhưng ở mức tương đối cao, trung bình đạt 2.430,6 tỷ đồng/năm. Tốc độ tăng lợi nhuận trung bình cả giai đoạn đạt 143%, bình quân đạt 17,9%/năm. Mức lợi nhuận này tương đối cao và được mang lại từ sự phát triển của một số ngành liên quan, đặc biệt là nông nghiệp.
So sánh giữa hai giai đoạn với nhau, giai đoạn 2006-2015 có mức lợi nhuận tuyệt đối cũng như tốc độ tăng trưởng cao hơn giai đoạn 1996-2005. Ngoài các yếu tố kinh tế xã hội tác động đến tình hình SXKD của tổ hợp Tập đoàn thì kết quả này, về mặt TC, QL, phản ánh mô hình CTM - CTC đã thể hiện được tính ưu việt và phát huy được sức mạnh nội tại của tổ hợp, hướng đến vấn đề hiệu quả kinh tế thực chất hơn.
2.2.1.3 Vốn và tài sản
- Về vốn CSH nhà nước: Vốn CSH nhà nước của tổ hợp Tập đoàn có tốc độ tăng trưởng cao, quy mô tăng nhanh.
Bảng 2.3: Vốn CSH nhà nước và tổng tài sản của tổ hợp Tập đoàn giai đoạn 1996-2015 Đơn vị tính: Tỷ đồng Vốn Tổng Vốn CSH/ Vốn Tổng Vốn CSH/ Năm CSH TS TổngTS Năm CSH TS TổngTS (%) (%) 1996 1.228 2.989 41,1 2006 4.342 10.491 41,4 1997 1.446 3.349 43,1 2007 5.292 13.127 40,3 1998 1.510 3.501 43,1 2008 6.818 17.399 39,2 1999 1.539 3.887 39,6 2009 8.866 24.490 36,2 2000 1.638 4.958 33,0 2010 10.627 31.469 33,8 2001 1.723 5.236 32,9 2011 11.636 37.969 30,6 2002 1.786 6.038 29,6 2012 15.082 45.169 33,4 2003 2.027 6.949 29,2 2013 14.500 52.749 27,5 2004 2.156 7.650 28,2 2014 15.500 60.749 25,5 2005 2.873 8.550 33,6 2015 16.610 54.864 30,2
(Nguồn: Tập đoàn HCVN, tổng hợp Báo cáo SXKD hàng năm [42]) Số liệu
Bảng 2.3, giai đoạn 1996-2005 cho thấy, năm 2005 vốn CSH nhà nước là 2.873 tỷ đồng, gấp 2,34 lần so với năm 1996; tính cả giai đoạn, tốc độ tăng trưởng vốn CSH đạt 133,95%, trung bình 14,9%/năm. Lý do tăng trưởng tương đối cao của giai đoạn này là do sự hợp nhất TCT Phân bón và TCT Hóa chất tiêu dùng để thành lập TCT HCVN. Tuy nhiên, bước sang giai đoạn 2006-2015 việc hoạt động ổn định cho thấy sự tăng trưởng ở mức tương đối cao. Năm 2015 vốn CSH nhà nước là 16.610 tỷ đồng, gấp 3,8 lần so với năm 2006; tốc độ tăng trưởng vốn CSH tăng cao, đạt 283% trong cả giai đoạn, trung bình 31,4%/năm.
- Về tổng tài sản (Tổng tài sản = Tổng vốn = Vốn CSH + vốn tự bổ sung + vốn khác + nợ phải trả): Tổng vốn của tổ hợp Tập đoàn cũng có mức tăng trưởng cao, quy mô tăng nhanh. Số liệu Bảng 2.3 cho thấy, ở giai đoạn 1996-2005 thì năm 2005 tổng tài sản là 8.550 tỷ đồng, gấp 2,9 lần so với năm 1996; tốc độ tăng trưởng tổng tài sản khá cao, đạt 186% trong cả giai đoạn, trung bình 20,7%/năm. Sang đến giai đoạn 2006-2015, năm 2015 tổng tài sản là 54.864 tỷ đồng, gấp 5,2 lần so với năm 2006; tốc độ tăng trưởng tổng tài sản khá cao, hơn hẳn so với giai đoạn trước, đạt 423% trong cả giai đoạn, trung bình 47%/năm. Lý do tăng trưởng cao của giai đoạn này xuất phát từ việc chuyển đổi sang hoạt động theo mô hình CTM - CTC, cho nên việc huy động vốn của tổ hợp Tập đoàn cũng đa dạng và phong phú cả về nguồn vốn và số lượng vốn được huy động. Hơn nữa, trong giai đoạn này tiếp tục có sự chuyển biến trong mô hình TC, QL, để đáp
ứng yêu cầu chuyển đổi từ mô hình TCT sang mô hình TĐKT, tổ hợp Tập đoàn cần phải có một lượng vốn đủ lớn, vì vậy đã góp phần vào việc tăng trưởng vốn trong giai đoạn này.
- Trong cơ cấu tổng tài sản, tỷ trọng vốn nhà nước trên tổng tài sản giai đoạn 1996-2005 trung bình là 35,4%; và giai đoạn 2006-2015 có mức trung bình đạt 33,8%. Đối với cả hai giai đoạn, những năm đầu đều có mức tỷ trọng cao và giảm dần về cuối giai đoạn. Điều này cho thấy xu hướng sử dụng vốn từ các nguồn tăng dần trong quá trình hoạt động SXKD của tổ hợp Tập đoàn, đồng thời nó cũng phản ánh tính tất yếu cần thiết phải huy động vốn để triển khai kế hoạch và mục tiêu hoạt động khi bước vào năm đầu của giai đoạn kinh doanh mới mà ở đây là việc áp dụng hai mô hình TC, QL TCT 91 và CTM - CTC (hay TĐKT) tương ứng. Ngoài ra, tỷ trọng vốn CSH nhà nước/tổng vốn giai đoạn 2006-2015 thấp hơn so với giai đoạn 1996-2005 phản ánh việc huy động vốn từ các nguồn khác của giai đoạn 2006-2015 cao hơn do hệ quả từ việc áp dụng mô hình CTM - CTC mang lại.
2.2.1.4 Lao động:
Quy mô số lượng lao động của tổ hợp Tập đoàn tương đối lớn, tương đương với một số TĐKT trong cùng lĩnh vực hoặc ngành gần.
Bảng 2.4: Quy mô lao động của tổ hợp Tập đoàn giai đoạn 1996-2015
Đơn vị tính: người
Năm Lao động Năm Lao động
1996 33.052 2006 26.450 1997 34.576 2007 25.975 1998 37.000 2008 26.609 1999 32.700 2009 26.413 2000 32.660 2010 26.800 2001 33.831 2011 26.695 2002 33.963 2012 26.800 2003 33.966 2013 27.000 2004 32.675 2014 27.000 2005 28.140 2015 25.563
(Nguồn: Tập đoàn HCVN, tổng hợp Báo cáo SXKD hàng năm [42]) Giai đoạn
1996-2005, lao động của tổ hợp Tập đoàn tương đối ổn định, trung bình cả giai đoạn là 33.256 lao động, ngoại trừ năm 1998 có số lượng cao vượt trội là 37.000 lao động và năm 2005 có số lượng thấp đáng kể là 28.140 lao động. Giai đoạn 2006-2015, lao động của tổ hợp Tập đoàn cũng tương đối ổn
định, không có nhiều biến động lớn; trung bình cả giai đoạn là 26.531 lao động và thấp hơn giai đoạn trước, phản ánh đúng xu hướng việc áp dụng, đưa công nghệ mới vào sản xuất của các nhà máy mới áp dụng trong giai đoạn này (Công ty TNHH MTV DAP-VINACHEM, Công ty CP DAP-VINACHEM số 2, Công ty TNHH MTV Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc (mở rộng), Công ty TNHH MTV Đạm Ninh Bình, dự án mở rộng Nhà máy Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao) và chính sách cổ phần hóa dẫn đến giảm lao động.
Tóm lại, giai đoạn 2006-2015 so với giai đoạn 1996-2005 cho thấy tổ hợp Tập đoàn đều có tốc độ tăng trưởng cao trên nhiều mặt như doanh thu, tổng tài sản, vốn CSH… nhưng lao động tăng không đáng kể. Điều này thể hiện chất lượng phát triển trong giai đoạn sau đã được nâng cao hơn nhờ vào việc chuyển đổi sang mô hình CTM – CTC.