Các giải pháp kỹ thuật dƣới dạng "s ử dụ ng"

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Cân bằng lợi ích trong bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế (Trang 49 - 51)

Trước khi có Luật Sở hữu trí tuệ, việc sử dụng một đối tượng đã biết theo một chức năng mới là một đối tượng được bảo hộ sáng chế. Theo quy

định tại điểm 32.2 Thông tư số 30/2003/TT-BKHCN ngày 5/11/2003 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thực hiện các thủ tục xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế/giải pháp hữu ích, giải pháp kỹ thuật được bảo hộ dưới danh nghĩa là sáng chế/giải pháp hữu ích có thể thuộc một trong các dạng: vật thể, chất thể, vật liệu sinh học, phương pháp. Tại điểm này còn có quy định "các giải pháp kỹ thuật chỉ khác nhau bởi chức năng (công dụng) hoặc mục đích sử dụng cũng được coi là các giải pháp kỹ thuật khác nhau". Đây chính là quy định hàm ý đến đối tượng sử dụng một đối tượng đã biết cho một chức năng mới. Ví dụ, ban đầu thuốc đánh răng được sáng tạo ra và được bảo hộ như một sáng chế. Sau đó, người ta phát hiện ra rằng thuốc đánh răng cũng có thể dùng để chữa bệnh sâu răng và người ta đã yêu cầu bảo hộ chức năng này dưới dạng một bằng độc quyềnsáng chế. Điều này dẫn tới một hệquả là cùng một đối tượng đó, thời hạn bảo hộsẽ không phải là 20 năm mà có thể kéo dài, tùy thuộc vào việc con người phát hiện ra nhiều hay ít những chức năng mới của sản phẩm đó. Bảo hộ sáng chế đối với đối tượng dạng sử dụng đặc biệt có hại cho những nước đang phát triển như Việt Nam vì sáng chếdạng sửdụng xuất hiện chủyếu trong lĩnh vực dược phẩm, là lĩnh vực mà chúng ta phải phụthuộc vào nước ngoài rất nhiều.

Vì pháp luật sáng chế bảo hộ các sáng chế chứ không phải là những phát hiện (phát minh), do vậy việc phát hiện ra một chức năng mới của sản phẩm không làm cho sản phẩm đã được biết đến có thể được cấp bằng độc quyền sáng chế theo các nguyên tắc chung của pháp luật về sáng chế.

Nhận thức được điều này, khi soạn thảo Luật Sở hữu trí tuệ và các văn bản hướng dẫn thi hành, các cơ quan nhà nước Việt Nam đã loại trừ đối tượng "sửdụng một đối tượng đã biết cho chức năng mới" ra khỏi phạm vi các đối tượng được bảo hộ là sáng chế. Luật Sở hữu trí tuệ không quy định rõ sáng chếdạng "sửdụng" là đối tượng không được bảo hộ mà điều này được hàm ý trong định nghĩa về sáng chế và điều kiện bảo hộ sáng chế, theo đó "sáng chế

là giải pháp kỹthuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình", và để được bảo hộ,

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Cân bằng lợi ích trong bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế (Trang 49 - 51)