Trong việc xác định các đối tƣợng không đƣợc bảo hộ là sáng chế

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Cân bằng lợi ích trong bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế (Trang 77 - 79)

VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT

3.1. THC TIỄN ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH VỀ CÂN BẰNG LỢI ÍCH

TRONG BO HQUYN SHỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI SÁNG CHẾ

Như đã trình bày ở chương 2, pháp luật về bảo hộ sáng chế của Việt

Nam đã cố gắng thểhiện sự cân bằng giữa các mục tiêu thúc đẩy sáng tạo, đổi mới, phát triển kinh tế - xã hội với mục tiêu bảo vệ lợi ích chung của xã hội. Mặc dù vậy, những mục tiêu này chỉ có thể đạt được khi các quy định của luật

pháp được đi vào cuộc sống thực tế.

Trong quá trình thực hiện và áp dụng pháp luật, có nhiều vấn đề nảy sinh, cụthể xin được trình bàydưới đây.

3.1.1. Trong việc xác định các đối tƣợng không đƣợc bo hộ là sáng chế sáng chế

Vướng mắc khi xác định các đối tượng không được bảo hộ sáng chế thường nảy sinh đối với một số đối tượng như sáng chếdạng sửdụng, các giải

pháp kỹthuật vi phạmđạo đức xã hội, trật tự công cộng v.v...

Như đã trình bày ở trên, theo quy định pháp luật hiện hành thì việc sử

dụng một đối tượng đã biết theo một chức năng mới không được coi là đối

tượng thuộc phạm vi bảo hộ sáng chế, trong khi đó pháp luật trước đây (trước khi Luật Sở hữu trí tuệ có hiệu lực) lại công nhận bảo hộ đối tượng này. Vấn

đề là cơ quan sở hữu trí tuệphải xử lý như thế nào đối với những đơn đăng ký sáng chế đối với những đối tượng này được nộp trước khi Luật Sở hữu trí tuệ có hiệu lực. Mặc dù khoản 2 Điều 220 Luật Sở hữu trí tuệ quy định "Đơn đăng ký sáng chế, giải pháp hữu ích, đã được nộp cho cơ quan có thẩm quyền

trước ngày Luật này có hiệu lực được tiếp tục xử lý theo quy định của các văn

bản pháp luật có hiệu lực tại thời điểm nộp đơn",nhưng việc tiếp tục cấp bằng

độc quyền cho một đối tượng có thể xâm hại đến lợi ích chung của xã hội có

vẻ là một điều không thoả đáng.

Việc xác định các sáng chế xâm phạm trật tự công cộng và đạo đức xã

hội gặp khó khăn khi không có quy định cụ thể về những trường hợp này. Không giống như luật của các nước, các ví dụcụthể về các sáng chế bị coi là trái với trật tự công cộng và đạo đức xã hội không được liệt kê cụ thể trong

pháp luật Việt Nam dẫn tới tình trạng khi có đơn đối với các đối tượng này được nộp vào cơ quan sở hữu trí tuệ, cơ quan này gặp phải những khó khăn

nhất định trong việc xử lý đơn. Một ví dụ điển hình liên quan tới công nghệ

chống nảy mầm. Đây là một công nghệ chứa yếu tố nhằm hạn chế xâm phạm quyền của chủsởhữu. Bằng công nghệ gen, người ta đã tạo ra một công nghệ

sản xuất các loại hạt giống của các cây trồng được biến đổi gen với sản lượng, chất lượng cao. Tuy nhiên, vấn đề nảy sinh là vậy thì yếu tố chống nảy mầm

trong công nghệ này có xâm hại đến lợi ích xã hội hay không khi nó hạn chế

cả những quyền lợi bình thường của người dân khi muốn sử dụng các sản phẩm thu hoạch để nhân giống sử dụng cho mục đích cá nhân, mục đích nghiên cứu khoa học và hơn nữa, điều này có được coi là trái với đạo đức xã

hội và trật tự công cộng hay không.

Việc xác định phạm vi bảo hộ phù hợp đối với một sáng chế cũng có ảnh

hưởng nhất định đến mối quan hệlợi ích giữa chủsởhữu sáng chế và lợi ích của

xã hội. Nếu cơ quan sở hữu trí tuệcấp bằng độc quyền với phạm vi bảo hộrộng một cách không phù hợp sẽ ảnh hưởng đến lợi ích của xã hội và ngược lại. Một vụviệc gây tranh cãi xảy ra mới đây liên quan đến vấn đề này,cụthể như sau:

Công ty Syngenta Crop Protection AG (Thụy Sĩ)(gọi tắt là Syngenta) đã được cấp bằng độc quyền sáng chếsố 2969 ngày 9.8.2002 cho hỗn hợp hai thành

triazol và tricyclazole: 5-metyl-1,2,4-triazolo(3,4-b][1,3]benzothiazol, trong

đó yêu cầu bảo hộ tỷ lệ của hai thành phần này trong sản phẩm là theo tỷ lệ 10:1 đế 1:10.

Ngày 3.3.2009, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có Thông tư số 09/2009/TT-BNN cho phép đăng ký và sử dụng ở Việt Nam đối với 11 loại thuốc khác có chứa hỗn hợp của 2 hoạt chất tương tự trên với thành

phần, tỷlệ, cây trồng, dịch hại giống hoặc tương tự.

Sau khi có thông tư này, Syngenta đã thông qua đại diện hợp pháp của

mình ở Việt Nam gửi thư cảnh báo đến hàng loạt các công ty của Việt Nam

đang sản xuất, lưu thông các sản phẩm theo sự cho phép của Bộ Nông nghiệp

và Phát triển nông thôn, trong đó coi hành vi như vậy là xâm phạm quyền đối với sáng chế của Syngenta. Đáp lại, các công ty này đã có phản ứng cho rằng việc cấp Bằng độc quyền sáng chế cho Syngenta là không hợp lý, ảnh hưởng

đến hoạt động kinh doanh của họ. Cụ thể là với công thức theo tỷ lệ 1:10 và 10:1 thì thực sự sẽ không có bất kỳ người nào có thể sử dụng hai hoạt chất

nêu trên, mặc dù việc bảo hộ chỉ áp dụng đối với hỗn hợp của hai chất trên

chứ không phải là bảo hộ riêng từng chất. Các công ty này cũng lên tiếng yêu

cầu huỷbỏBằng độc quyền sáng chế đã cấp cho Syngenta.

Ngoài ra, do trình độ pháp luật còn hạn chế, nhiều người Việt Nam nộp đơn yêu cầu cấp bằng độc quyền sáng chế đối với những đối tượng thuộc phạm vi loại trừ bảo hộ. Ví dụ, có những người nộp đơn yêu cầu bảo hộ các

cách giải các bài toán, các phương pháp kinh doanh v.v... Hơn nữa, có nhiều

người không hiểu đúng bản chất bảo hộ sáng chế là bảo hộ các giải pháp kỹ

thuật chứ không bảo hộ ý tưởng. Vì vậy, nhiều người yêu cầu bảo hộ các ý tưởng

nhưng ý tưởng đó lại chưa được thểhiện bằng các giải pháp kỹthuật cụthể.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Cân bằng lợi ích trong bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế (Trang 77 - 79)