Tính mới của sáng chế

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Cân bằng lợi ích trong bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế (Trang 51 - 53)

Luật Sở hữu trí tuệ quy định sáng chế được coi là có tính mới nếu chưa được bộc lộ công khai ởbất kỳ nơi nào trên thếgiới trước ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên của đơn đăng ký sáng chế. Trong một số trường hợp ngoại lệ, sáng chế đã bị công bố nhưng không bị coi là mất tính mới, ví dụ như công bố dưới hình thức báo cáo khoa học, trưng bày sáng chếtại triển lãm v.v... với điều kiện đơn đăng ký sáng chế phải được nộp trong thời gian 6 tháng kể từ ngày các sự kiện tương ứng xảy ra.

Liên quan đến vấn đề tính mới, trong lịch sử phát triển của hệ thống pháp luật về sáng chế của Việt Nam cũng có những thay đổi nhất định. Đối với sáng chế được cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích (trước đây gọi là giải pháp hữu ích), theo Pháp lệnh bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp năm 1989, giải pháp hữu ích được cấp bằng nếu đáp ứng tiêu chuẩn tính mới so với trình độ kỹ thuật ở Việt Nam (giải pháp đó chưa được bộc lộ dưới dạng văn bản hoặc sửdụng v.v... ởViệt Nam, bất kể đã được bộc lộ trên thế giới hay chưa). Lập luận cho việc đưa ra tiêu chuẩn bảo hộthấp này, các nhà xây dựng pháp luật cho rằng trình độ công nghệcủa Việt Nam còn thấp nên người Việt Nam khó có thể có các giải pháp kỹthuật mới so với trình độ kỹthuật trênthếgiới, do vậy để khuyến khích hoạt động sáng tạo của người Việt Nam, cần hạthấp tiêu chuẩn về tính mớiđể có thểcấp bằng độc quyền cho các sáng tạo kỹthuật của người Việt Nam.

Tuy nhiên, quy định này lại có thể ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân Việt Nam nói chung. Theo nguyên tắc đối xử quốc gia, tiêu chuẩn thấp này được áp dụng không chỉ cho người nộp đơn Việt Nam mà áp dụng cho cả người nộp đơn nước ngoài. Chúng ta hãy thử tưởng tượng nếu các tổchức, cá nhân nước ngoài yêu cầu đăng ký các giải pháp kỹ thuật thực tế đã rất cũ ở nước ngoài nhưng chưa được bộc lộ ở Việt Nam, và khi đó người dân Việt Nam lại phải tôn trọng quyền của họ đối với một đối tượng mà đáng lẽ ra người dân Việt Nam được tự do sử dụng. Hơn nữa, cũng có thể có tình trạng người Việt Nam lấy những giải pháp kỹ thuật đã tồn tại ở nước ngoài nhưng chưa được bộc lộ ở Việt Nam và nộp đơn yêu cầu bảo hộ dưới dạng yêu cầu cấp bằng độc quyền giải pháp hữu ích. Trong trường hợp này, lợi ích của xã hội cũng đã bị xâm phạm vì mọi người phải tôn trọng quyền của một người mà đáng ra họ không có nghĩa vụ phải tôn trọng (nếu pháp luật quy định giải pháp kỹthuật phải đáp ứng tiêu chuẩn tính mới thếgiới).

Để bảo đảm lợi ích của xã hội, Bộ luật Dân sự năm 1995 đã thay đổi tiêu chuẩn bảo hộ đối với giải pháp hữu ích, theo đó để được cấp bằng độc quyền giải pháp hữu ích, đối tượng liên quan phải có tính mới so với trình độ kỹthuật trên thếgiới.

Bên cạnh việc bảo vệ lợi ích xã hội thì quy định pháp luật cũng thể hiện sự bảo đảm quyền cho chủ sở hữu sáng chế. Quy định về việc sáng chế không bị mất tính mới nếu được người có quyền đăng ký công bố dưới dạng báo cáo khoa học nhằm bảo đảm cân bằng với nhu cầu công bốkhoa học của các nhà sáng tạo. Trên thực tế, có sự mâu thuẫn giữa mong muốn công bố càng sớm càng tốt theo quan điểm của một nhà nghiên cứu khoa học và yêu cầu về tính mới của sáng chế để được bảo hộ (không được bộc lộ công khai trước khi nộp đơn). Luật Sởhữu trí tuệ đã giải quyết mâu thuẫn này bằng việc quy định sáng chế không bị coi là mất tính mới nếu được công bố dưới dạng báo cáo khoa học nếu đơn đăng ký sáng chế được nộp trong vòng 6 tháng tính từ ngày công bố.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Cân bằng lợi ích trong bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế (Trang 51 - 53)