Quyền tạm thời của chủ sở hữu sáng chế

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Cân bằng lợi ích trong bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế (Trang 74)

Theo quy định của pháp luật, bằng độc quyền sáng chế có hiệu lực kể

từ ngày cấp đến hết 20 năm tính từ ngày nộp đơn. Với quy định thời hạn xử lý đơn khoảng 21 tháng kể từ ngày nộp đơn như quy định của Luật Sở hữu trí

tuệ thì thời hạn hiệu lực thực sựcủa bằng độc quyền luôn luôn dưới 20 năm. Trên thực tế, cùng với quy định thời hạn dành cho việc nộp yêu cầu thẩm định nội dung đơn sáng chế đến 42 tháng, thời hạn hiệu lực của bằng độc quyền

sáng chế còn bị rút ngắn hơn nữa. Để bảo đảm quyền cho chủsởhữu sáng chế,

pháp luật Việt Nam cũng như các nước quy định quyền tạm thời cho chủ sở

hữu sáng chế. Theo đó, nếu người nộp đơn đăng ký sáng chế biết rằng sáng

chế đang được người khác sử dụng nhằm mục đích thương mại và người đó không có quyền sử dụng trước thì người nộp đơn có quyền thông báo bằng

văn bản cho người sửdụng về việc mình đã nộp đơn đăng ký, trong đó chỉ rõ ngày nộp đơn và ngày công bố đơn trên Công báo sở hữu công nghiệp để người đó chấm dứt việc sử dụng hoặc tiếp tục sửdụng. Trong trường hợp đã được thông báo mà người được thông báo vẫn tiếp tục sử dụng sáng chế thì

khi Bằng độc quyền sáng chế, Bằng độc quyền giải pháp hữu ích được cấp, chủsở hữu sáng chế có quyền yêu cầu người đã sử dụng sáng chếphải trảmột khoản tiền đền bù tương đương với giá chuyển giao quyền sửdụng sáng chế đó trong phạm vi và thời hạn sửdụng tương ứng.

2.5.2. Trong các quy định về nghĩa vụca chshữu sáng chếKhông giống như hầu hết các loại quyền sở hữu trí tuệ khác, Luật Sở

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Cân bằng lợi ích trong bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)