Thời hạn bảo hộ sáng chế

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Cân bằng lợi ích trong bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế (Trang 53 - 55)

Việc xác định độ dài thời hạn bảo hộ độc quyền sáng chế có ý nghĩa quan trọng. Nếu quy định thời hạn bảo hộ quá ngắn thì chủsởhữu sáng chế sẽ không có đủ thời gian thu hồi vốn đầu tư và thu lợi nhuận một cách hợp lý, do đó không khuyến khích được hoạt động sáng tạo, đổi mới, nhưng xã hội lại được hưởng lợi một cách tương đối khi sớm được tiếp cận tựdo với giải pháp kỹ thuật được bảo hộ. Nói là tương đối bởi vì xét cho cùng nếu pháp luật không tạo động lực cho hoạt động sáng tạo thì các sản phẩm mới, công nghệ mới không được tạo ra và do vậy thì xã hội cũng sẽ không được hưởng các thành quả sáng tạo. Nếu quy định thời hạn bảo hộ quá dài sẽ dẫn tới hạn chế quyền của xã hội và ở chừng mực nào đó cũng hạn chế thúc đẩy đổi mới sáng tạo. Trải qua các giai đoạn phát triển khác nhau, quy định pháp luật về thời hạn bảo hộ sáng chế đã có sự thay đổi. Theo Pháp lệnh bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp năm 1989, bằng độc quyền sáng chế có hiệu lực trong thời hạn 15 năm kể từ ngày ưu tiên, bằng độc quyền giải pháp hữu ích có hiệu lực

trong thời hạn 6 năm kể từ ngày ưu tiên. Theo quy định tạiĐiều 9 Nghị định 63/CP ngày 24 tháng 10 năm 1996 quy định chi tiết về sở hữu công nghiệp (hướng dẫn thi hành Bộluật Dân sự năm 2005), Bằng độc quyền sáng chế có hiệu lực từ ngày cấp đến hết 20 năm tính từ ngày nộp đơn hợp lệ và Bằng độc quyền giải pháp hữu ích có hiệu lực từ ngày cấp đến hết 10 năm tính từ ngày nộp đơn hợp lệ. Việc kéo dài thời hạn bảo hộ như trên là nhằm bảo đảm quyền cho chủ sở hữu sáng chế, tạo động lực thúc đẩy hoạt động sáng tạo và đổi mới và đương nhiên điều này đáp ứng được cả mục tiêu lợi ích công cộng khi xã hội được hưởng ngày càng nhiều các thành tựu sáng tạo mới.

Ngoài ra, với quy định về việc nộp lệ phí duy trì hiệu lực hàng năm theo mức tăng dần, các chi phí của xã hội đối với độc quyền sáng chế cũng giảm đi do hầu hết các bằng độc quyền sáng chế không được duy trì hiệu lực cho đến khi kết thúc thời hạn bảo hộ 20 năm đối với bằng độc quyền sáng chế và 10 năm đối với bằng độc quyền giải pháp hữu ích.

Trong các quan hệ quốc tế về sở hữu trí tuệ, Việt Nam được yêu cầu kéo dài thời hạn bảo hộ đối với một số đối tượng cần những thủ tục đặc biệt để được phép đưa sản phẩm ra thị trường, chẳng hạn như dược phẩm. Như đã trình bày ở chương 1, do những yêu cầu đặc biệt liên quan đến tiếp thị sản phẩm dẫn tới thời hạn khai thác quyền đối với sáng chế trong lĩnh vực dược phẩm bị rút ngắn, làm cho chủsở hữu sáng chế không đủ thời gian và cơ hội để thu hồi vốnđầu tư và lợi nhuận hợp lý. Có lẽ đây cũng là một lý do dẫn tới việc để bù lại thời gian đã mất, chủ sở hữu sáng chế dược phẩm đã nâng giá bán sản phẩm lên cao và điều này gây bất lợi cho việc tiếp cận thuốc của người dân. (Liên quan đến vấn đề này, Đạo luật cạnh tranh về giá dược phẩm và gia hạn bằng độc quyền sáng chế năm 1984 của Hoa Kỳ quy định về"ngoại lệ Bolar" cho phép kéo dài thời hạn bảo hộ sáng chế nhiều nhất là 5 năm nhằm bù đắp cho thời gian mà chủ sở hữu sáng chế dược phẩm phải chờ được chấp thuận lưu thông dược phẩm trên thị trường.)

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Cân bằng lợi ích trong bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)