Trong các quy định về quyền nộp đơn đăng ký sáng chế

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Cân bằng lợi ích trong bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế (Trang 55 - 56)

Sáng chế được tạo ra từhoạt động sáng tạo của con người. Tuy nhiên, để thực hiện được công việc sáng tạo đó cần đến những nguồn lực vật chất nhất định. Trong nhiều trường hợp, nguồn lực vật chất đểthực hiện công việc sáng tạo lại do người không phải là tác giả sáng chế cung cấp. Trong trường hợp này, không phải chỉ có duy nhất một người đầu tư đểtạo ra sáng chế mà là nhiều người, trong đó có người đầu tư trí tuệ và người đầu tư nguồn lực vật chất.

Luật Sở hữu trí tuệ quy định trong trường hợp sáng chế được tạo ra do sửdụng nguồn lực vật chất do người khác đầu tư thì người đầu tư sẽ có quyền đăng ký sáng chế nếu các bên không có thoảthuận khác. Và để bảo đảm lợi ích của nhà sáng chế, luật quy định trong trường hợp này tác giả sáng chế cóquyền hưởng thù lao khi sáng chế được sửdụng hoặc được chuyển quyền sửdụng.

Đối với sáng chế được tạo ra do sử dụng ngân sách, luật quy định quyền sở hữu sáng chế thuộc quyền sở hữu của nhà nước. Để quản lý tài sản này, nhà nước giao quyền đăng ký và quản lý cho các cơ quan là chủ đầu tư nguồn vốn để tạo ra sáng chế đó. Trên thực tế thì điều này chưa mang lại hiệu

quảthực sự và không có tính khả thi. Ví dụ, hiện nay các sởkhoa học và công nghệ, các ban quản lý dự án của nhà nước là chủ đầu tư, các trường đại học, viện nghiên cứu (chủ yếu là công lập) thực hiện việc nghiên cứu. Nếu các sở khoa học và công nghệ và các ban quản lý dự án đứng ra đăng ký và khai thác sáng chế thì thực sựsẽ không có hiệu quả. Theo kinh nghiệm của các nước thì quyền đăng ký để trở thành chủ văn bằng bảo hộ và quản lý, khai thác sáng chế phải được trao trực tiếp cho các trường đại học, viện nghiên cứu (ví dụ như mô hình của Hoa Kỳ, Nhật Bản và rất nhiều nước khác trên thế giới).

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Cân bằng lợi ích trong bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế (Trang 55 - 56)