Theo quy định, đơn xin cấp bằng độc quyền sáng chếphải có bản mô tả sáng chế, các nội dung yêu cầu cấp bằng sáng chế (phần yêu cầu bảo hộ) và bản tóm tắt sáng chế. Bản mô tả sáng chế được trình bày giống như báo cáo khoa học hoặc báo cáo kỹ thuật mô tả vấn những đề mà tác giả sáng chế gặp phải, tình hình công nghệ trước đó và những biện pháp áp dụng đểgiải quyết vấn đề.
Mục 23.6 Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN ngày 14/2/2007 của Bộ Khoa học và công nghệ hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ vềsở hữu công nghiệp quy định: Bản mô tả sáng chế phải bộc lộ hoàn toàn bản chất của giải pháp kỹ thuật được đăng ký. Trong phần mô tả phải có đầy đủ các thông tin đến mức căn cứ vào đó, bất kỳ người nào có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng đều có thể thực hiện được giải pháp đó; phải làm rõ tính mới, trình độ sáng tạo, khả năng áp dụng công nghiệp của giải pháp kỹ thuật; mô tảchi tiết các phương án thực hiện sáng chế và ví dụthực hiện sáng chếv.v...
Mục đích của bản mô tả sáng chế là bổsung chứng cứ để chứng minh việc hoàn thành công việc sáng chế, có nghĩa là bản mô tả sáng chế sẽ chứng minh tác giả có tạo ra một sáng chế có thể được cấp bằng sáng chế; và việc công bố các thông tin kỹ thuật mới cho công chúng biết để người khác có thể
tạo ra sáng chế và hoàn thiện nó. Đây là một trong hai chức năng cơ bản nhất của hệthống bảo hộ sáng chế, đó là chức năng thông tin.
Liên quan đến việc bộc lộ sáng chếtrong bản mô tả, một quy định cần đặc biệt quan tâm, đó là việc bộc lộnguồn gốc của các vật liệu sinh học dùng làm cơ sở cho việc tạo ra sáng chế, ví dụ như các nguồn gen. Việc bộc lộ này có thể tạo điều kiện cho các nước xuất xứ của các vật liệu sinh học này đòi chia sẻ lợi ích. Nhiều nước đang phát triển đã rất hy vọng (mặc dù chưa được khẳng định trên thực tế) về lợi ích có được từ việc tuân thủ nghĩa vụ chia sẻ lợi ích của các nước khác thông qua việc bộc lộ thông tin về nguồn gốc xuất xứcủa vật liệu sinh học sửdụng trong việc tạo ra sáng chế.
Việc bộc lộxuất xứcủa các vật liệu sinh học cũng có thể tạo điều kiện cho việc theo dõi cấp bằng độc quyền sáng chế để kiểm soát tính hợp pháp của chúng, khi các nước hoặc các bên khác cho rằng đã xảy ra sự lạm dụng, hay còn gọi là "ăn cắp sinh học". Một vấn đề then chốt liên quan đến việc bộc lộ nguồn gốc của vật liệu sinh học là mức độ công bố thông tin bắt buộc phù hợp với các nghĩa vụ do TRIPS quy định, nhất là khi sự không tuân thủ có thể kéo theo việc huỷbỏbằng độc quyền sáng chế.
Mục 23.11 Thông tư 01/2007/TT-BKHCN quy định đơn đăng ký sáng chế liên quan đến nguồn gen hoặc tri thức truyền thống phải có tài liệu thuyết minh về nguồn gốc của nguồn gen và/hoặc của tri thức truyền thống mà tác giả sáng chế hoặc người nộp đơn đã tiếp cận, nếu sáng chế trực tiếp dựa trên nguồn gen và/hoặc tri thức truyền thống đó. Nếu tác giả sáng chế hoặc người nộp đơn không xác định được nguồn gốc của gen và/hoặc của tri thức truyền thống thì phải nêu rõ như vậy và phải chịu trách nhiệm về tính trung thực của điều đó. Với quy định này, thực sự hiệu quả của việc yêu cầu bộc lộ nguồn gốc xuất xứ của vật liệu sinh học là nguồn gen hoặc tri thức truyền thống không cao vì pháp luật cũng chưa đưa ra được trách nhiệm cụ thể mà người nộp đơn phải chịu khi không thực hiện việc bộc lộ này.