Trong việc khai thác cách ạn chế quyền của chủ sở hữu đối v ới sáng chế

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Cân bằng lợi ích trong bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế (Trang 83 - 84)

Mặc dù Luật Sở hữu trí tuệ đã quy định rất nhiều trường hợp cho phép các bên thứ ba được sử dụng sáng chế đang được bảo hộ mà không bị coi là xâm phạm quyền nhưng thực tếviệc khai thácnhững cơ hội này cũng có những hạn chếnhất định.

Một nghịch lý tồn tại ở Việt Nam hiện nay là có tình trạng xâm phạm quyền đối với sáng chế xảy ra nhưng có rất nhiều cơ hội để các tổ chức, cá nhân Việt Nam sử dụng sáng chế mà không bị coi là xâm phạm quyền lại không được tận dụng. Có nhiều lý do dẫn tới việc các nhà nghiên cứu của Việt Nam tiến hành nghiên cứu để tạo ra những thứ đã tồn tại trên thế giới từ lâu (và có thể ở cả Việt Nam) và cũng không thuộc quyền sở hữu của bất kỳ người nào. Điều này dẫn tới lãng phí lớn cho hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ của Việt Nam. Đúng ra, hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ phải thực sự"đứng trên vai người khác", tức là dựa trên những thứ hiện có để phát triển tiếp, và điều này là được phép theo Luật Sở hữu trí tuệ. Ngoài ra, hoạt động nghiên cứu, thửnghiệm của các doanh nghiệp Việt Nam đối với sáng chế đang được bảo hộcủa người khác, đặc biệt liên quan đến dược phẩm được bảo hộ, để có thể đưa sản phẩm ra thị trường ngay khi kết thúc thời hạn bảo hộ cũng rất hạn chế.

Về việc cấp li-xăng cưỡng bức: từ trước tới nay chưa có một quyết định cấp li-xăng cưỡng bức nào được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền

đưa ra. Thực trạng này không hoàn toàn do chúng ta không có nhu cầu mà là ở việc áp dụng pháp luật vào thực tiễn. Ít nhất là trong lĩnh vực dược phẩm, hầu hết sáng chế về các loại thuốc mới, nếu không muốn nói là toàn bộ, đều thuộc sở hữu củacác doanh nghiệp dược phẩm của nước ngoài. Trong khi đã có những dịch bệnh xảy ra ở quy mô lớn và người dân có nhu cầu tiếp cận thuốc với giá thấp nhưng Việt Nam chưa có những quyết định kịp thời vềvấn đề này. Ở chừng mực nào đó, ngành công nghệ dược của Việt Nam còn yếu kém nên chưa đủ khả năng công nghệ để sản xuất ra các loại dược phẩm một khi được cấp li-xăng cưỡng bức. Tuy nhiên, một lựa chọn khác đã được đưa ra trong khuôn khổ Nghị định thư sửa đổi Hiệp định TRIPS (năm 2005) mà chúng ta hoàn toàn có thể áp dụng, đó là nhập khẩu sản phẩm được sản xuất theo li-xăng cưỡng bức từ một nước thứ ba, cụ thể như thuộc chống HIV/AIDS từ Ấn Độ, Braxin hoặc Thái Lan.

3.1.8. Trong vic bo vquyn shữu công nghiệp đối với sáng chếTrong quá trình thực hiện và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, trong đó có

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Cân bằng lợi ích trong bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế (Trang 83 - 84)