Nội dung quản lý trường THCS

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý ở các trường THCS quận lê chân, thành phố hải phòng luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 29 - 34)

8. Dự kiến điểm mới của đề tài

1.2.2.2. Nội dung quản lý trường THCS

a) Các hoạt động cơ bản quản lý nhà trường THCS

* Quản lý việc thực hiện mục tiêu giáo dục đào tạo của nhà trường:

Điều 27 của Luật Giáo dục đã chỉ rõ mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam XHCN, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc... Giáo dục THCS nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kĩ năng giáo dục tiểu học có học vấn phổ thông ở trình độ cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học trung học phổ thông, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động.

Để chỉ đạo thực hiện mục tiêu giáo dục đã nêu trên người cán bộ quản lý trường THCS cần chú ý một số nhiệm vụ chính sau đây: Xây dựng kế hoạch, tổ chức chỉ đạo các thành viên trong trường THCS ( có phối hợp với các lực

lượng bên ngoài) phát huy vai trò làm chủ, ra sức thi đua “ dạy tốt, học tốt”, tiến hành các hoạt động giáo dục cơ bản theo chỉ thị, hướng dẫn của Sở GD & ĐT, phòng GD & ĐT, nhằm thực hiện kế hoạch phát triển giáo dục của địa phương và nâng cao chất lượng và đào tạo; Chỉ đạo xây dựng các điều kiện giáo dục ( đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất thiết bị trường học...) để tiến hành tốt các nhiệm vụ giáo dục; Cán bộ QL thường xuyên chăm lo tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ về mọi mặt, không ngừng cải tiến phương pháp quản lý...

* QL việc xây dựng và chỉ đạo thực hiện kế hoạch của trường THCS:

Kế hoạch của cán bộ quản lý trường THCS gồm các vấn đề sau: Các hình thức gián tiếp hoặc trực tiếp nắm bắt tình hình của nhà trường; Xây dựng một chương trình hoạt động tương ứng với từng loại hoạt động trong trường theo từng quý, tháng, năm...; Lên lịch kiểm tra các hoạt động cụ thể; Kế hoạch phối hợp trong và ngoài nhà trường. Tranh thủ sự lãnh đạo của Đảng bộ và chính quyền địa phương; Định kỳ báo cáo lên Phòng GD & ĐT quận, huyện...

Việc xây dựng kế hoạch phải đi đôi với việc tổ chức thực hiện kế hoạch gồm các công việc sau: Truyền đạt, giải thích nhiệm vụ cho các bộ phận, các cá nhân thực hiện kế hoạch, phân công thực hiện, quy định chức năng, quyền hạn cho từng bộ phận; Phân bố kinh phí và các điều kiện vật chất cho việc thực hiện kế hoạch; Xác lập cơ chế phối hợp giữa các bộ phận thành viên, thiết lập mối quan hệ quản lý; Lập chương trình thực hiện kế hoạch và ra các quyết định thực hiện kê hoạch; Cán bộ QL nhà trường phải thường xuyên kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch. Sau khi kiểm tra đánh giá sơ bộ, nếu thấy cần thiết có thể điều chỉnh kế hoạch. Kiểm tra giai đoạn cuối, đánh giá tổng thể kế hoạch là một trong những cứ liệu để xây dựng kế hoạch mới.

* Quản lý hoạt động dạy học của trường THCS:

Quản lý hoạt động dạy và học là quản lý quá trình dạy của giáo viên và quá trình học của học sinh theo mô hình sau:

Giáo viên hoạt động dạy

Sơ đồ 1.4: Mô hình quản lý hoạt động dạy và học

QL hoạt động dạy của giáo viên: bao gồm QL việc thực hiện chương trình dạy học, việc soạn bài, chuẩn bị lên lớp của GV; việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh; quản lý toàn diện các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ của GV; tổ chức đánh giá, xếp loại chuyên môn nghiệp vụ cho GV.

QL hoạt động học của HS: Thông qua GV, hiệu trưởng QL hoạt động học của HS. Hoạt động đó xảy ra ở lớp, ngoài lớp, ngoài trường, ở gia đình và được thể hiện qua nhiều hình thức: học trên lớp, thực hành, lao động…

* QL các hoạt động giáo dục gồm các nội dung sau: QL phổ cập giáo dục: Luật Giáo dục quy định: Giáo dục THCS là cấp học phổ cập. Phát triển và phổ cập giáo dục là một trong các mục tiêu quản lý của nhà trường; Chỉ đạo hoạt động giáo dục đạo đức: Đối với khối THCS, HS phải quán triệt 5 điều Bác Hồ dạy thiếu nhi. Giáo dục đạo đức phải thông qua các hoạt động giáo dục trong nhà trường, bằng nhiều hình thức phong phú, thích hợp. Giáo dục đạo đức phải theo đúng kế hoạch, có sự phối hợp đồng bộ và hướng vào mục đích chung. Xây dựng nền nếp hoạt động, nội dung và phương thức hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh.

* Quản lý CSVC và TBDH trong nhà trường như: Xây dựng và bổ sung thường xuyên cơ sở vật chất, trang thiết bị để hình thành một hệ thống hoàn chỉnh CSVC và TBDH. Xây dựng hệ thống lớp học, phòng thí nghiệm, phòng thực hành, phòng bộ môn. Tổ chức tự làm, sưu tầm TBDH; Quản lý thư viện; Quản lý thiết bị dạy học.

Cơ sở vật chất phục vụ dạy và học

Học sinh hoạt động học

Hiệu trưởng hoạt động quản lý

* Xây dựng tập thể giáo viên, học sinh và đảm bảo mối quan hệ giữa các tổ chức trong nhà trường:

- Xây dựng tập thể giáo viên đoàn kết, thân ái giúp đỡ lẫn nhau trong công tác và sinh hoạt, xây dựng được không khí ấm cúng, dư luận lành mạnh trong tập thể. Chú trọng xây dựng quy hoạch cán bộ: điều tra cơ bản, toàn diện về CBGV; trao đổi và thống nhất ý kiến với trưởng phòng giáo dục, quy hoạch được bàn bạc thông qua hội nghị Chi bộ nhà trường. Sắp xếp, sử dụng CBGV theo đúng năng lực, sở trường để phát huy sức mạnh của từng thành viên hướng vào việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của nhà trường. Bồi dưỡng đội ngũ GV đáp ứng được yêu cầu của đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp dạy học bậc THCS, đáp ứng với xu thế phát triển của GD trong nước và trên thế giới

- Xây dựng tập thể HS bằng việc lập kế hoạch xây dựng tập thể HS, chỉ đạo xây dựng đội ngũ GVCN... Quản lý học sinh và các hoạt động của học sinh do nhà trường tổ chức; xét duyệt kết quả đánh giá, xếp loại học sinh, ký xác nhận học bạ, ký xác nhận hoàn thành chương trình tiểu học cho học sinh tiểu học (nếu có) của trường phổ thông có nhiều cấp học và quyết định khen thưởng, kỷ luật học sinh;

b) Cụ thể hóa các hoạt động quản lý có thể ứng dụng CNTT

- Tạo môi trường giao tiếp giữa cán bộ quản lí và giáo viên, giữa giáo viên với giáo viên: Triển khai hệ thống e-mail @moet.edu.vn phục vụ công tác quản lý giáo dục chung của ngành.

- Phổ biến các văn bản, chỉ thị, ...: Hướng dẫn, phổ biến cho cán bộ quản lý cơ sở giáo dục, giáo viên, học sinh khai thác, sử dụng thông tin trên hệ thống website của Bộ GDĐT tại các địa chỉ www.moet.gov.vn, www.edu.net.vn.

- Công văn, giấy tờ: Các trường, Sở GD&ĐT có website để cung cấp thông tin và kết nối thông tin với Website Bộ GD&ĐT để đồng bộ dữ liệu,

không nhất thiết sao chép lại. Thực hiện việc chuyển phát công văn, tài liệu qua mạng điện tử, kết nối thông tin và điều hành bằng văn bản điện tử giữa Sở GD&ĐT, các phòng GD&ĐT và các trường học; giữa các Sở GD&ĐT và Bộ GD&ĐT;

- Triển khai phần mềm ứng dụng quản lý trong trường học:

+ Phần mềm kế toán; phần mềm hỗ trợ sắp xếp thời khóa biểu; phần mềm quản lý thư viện; phần mềm quản lý điểm…

+ Sử dụng bộ phần mềm văn phòng Open Office (phiên bản 3.2 trở lên) đáp ứng đầy đủ nhu cầu văn phòng và dạy tin học;

+ Các hệ điều hành trên nền Linux như Ubuntu, Asianux…; + Trình duyệt web Google Chrome, Firefox;

+ Bộ gõ tiếng Việt unikey phiên bản 4.0;

+ Sử dụng phần mềm Greenstone trong quản lý thư viện số; + Phần mềm Moodle quản lý e-Learning;

+ Phần mềm quản lý mạng lớp học Mythware, i-Talc của Intel.

- Chỉ đạo, tổ chức hướng dẫn cụ thể cho giáo viên các môn học tự triển khai việc tích hợp, lồng ghép việc sử dụng các công cụ CNTT vào quá trình dạy các môn học của mình nhằm tăng cường hiệu quả dạy học qua các phương tiện nghe nhìn, kích thích sự sáng tạo và độc lập suy nghĩ, tăng cường khả năng tự học, tự tìm tòi của người học.

- Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” bằng cách làm phong phú và sinh động các giờ học, các hoạt động ngoại khóa và các hoạt động khác như tổ chức cho học sinh tự đi thu thập tài liệu, quay phim chụp ảnh các di tích lịch sử, các danh nhân thuộc địa phương để làm tư liệu lịch sử, đưa lên website của trường, của Sở GD&DT. Có thể tổ chức học sinh tham gia xây dựng các bài thuyết trình lịch

sử, địa lý, sinh vật cảnh,… tùy theo điều kiện của từng địa phương, của từng trường;

- Tổ chức Diễn đàn trên mạng để giáo viên và học sinh thảo luận bài học một cách tích cực, chủ động; Tiếp tục triển khai giảng dạy môn tin học, nâng cao kỹ năng sử dụng CNTT cho học sinh phổ thông các cấp học. Tuyển chọn và tổ chức công bố công khai các thủ tục hành chính trên website để giáo viên, học sinh và phụ huynh sử dụng; các thủ tục chung của toàn ngành thì kết nối trực tiếp vào trang web cải cách hành chính của Bộ http://cchc.moet.gov.vn để đồng bộ kịp thời khi có thay đổi.

- Tổ chức thông báo miễn phí trên website của trường, của phòng GD & ĐT; Sở GD & ĐT và qua e-mail kết quả học tập và rèn luyện của học sinh cho phụ huynh học sinh có nhu cầu và ở những nơi có điều kiện; Tập huấn, bồi dưỡng về CNTT cho giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý ở các trường THCS quận lê chân, thành phố hải phòng luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(125 trang)
w